Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em 

Nhằm thống nhất trong chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động về vị trí, vai trò của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em và trách nhiệm thực hiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc để các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng chương trình hoặc kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc (được ban hành bởi Quyết định số 1183/QĐ-TTg, ngày 14/10/2024) đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Chỉ thị số 28-CT/TW và các văn bản hướng dẫn thực hiện với quy mô sâu rộng, nội dung, phương pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chỉ đạo, phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức; phù hợp với từng nhóm đối tượng và đặc điểm, điều kiện của từng địa phương. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động cụ thể của các cấp chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức, các bậc cha, mẹ và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.

Triển khai thực hiện thường xuyên, thiết thực, hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành, địa phương. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách, nội dung liên quan đến trẻ em theo nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với khả năng cân đối và quy định về phân cấp ngân sách nhà nước, bảo đảm ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội hóa và nguồn lực hợp pháp khác. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công trình phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội, bảo đảm nhân lực, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực gắn với công tác dự nguồn để thực hiện các chính sách, pháp luật về trẻ em, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, bãi ngang, ven biển và hải đảo. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, gia đình, nhà trường và xã hội, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, gia đình, nhà trường; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho trẻ em phù hợp với lứa tuổi.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật, các chương trình, đề án, kế hoạch về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ xã hội cho trẻ em. Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện cho trẻ em; phòng, chống xâm hại, tai nạn thương tích cho trẻ em, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh; củng cố, phát triển hệ thống phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội, dịch vụ bảo vệ trẻ em liên thông, liên tục, chất lượng, hiệu quả; hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em và trợ giúp pháp lý cho trẻ em. Đổi mới cơ chế, chính sách xã hội hoá, khuyến khích, huy động tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện có hiệu quả các chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp, mô hình chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, hỗ trợ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về trẻ em; nâng cao năng lực, đạo đức, trách nhiệm, thực hiện phân cấp, phân quyền, điều phối, phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, đơn vị, người làm công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trẻ em, rà soát các cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng, các hoạt động xã hội, từ thiện và các hoạt động khác liên quan đến trẻ em; ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi xâm hại, bạo lực, bỏ rơi, mua bán, lạm dụng, xúi giục, kích động trẻ em và các hành vi bị nghiêm cấm khác. Hợp tác và hội nhập quốc tế, tham gia, phát huy vai trò thành viên tích cực trong thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, các phong trào toàn cầu, khu vực về thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về trẻ em gắn với chuyển đổi số quốc gia. Phát triển hệ thống phúc lợi xã hội, dịch vụ bảo vệ trẻ em, dịch vụ công tác xã hội, tư vấn, tham vấn cho trẻ em phù hợp với giai đoạn mới; củng cố, phát triển đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên làm công tác trẻ em ở cộng đồng dân cư.

Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em; phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em tại các cơ sở khám, chữa bệnh...

                                                Lê Liên (TH, nguồn Ban Tuyên giáoTW)

87 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 527
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 527
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88612071