Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho học sinh 

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; trong đó, việc bảo đảm an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh là một trong những ưu tiên hàng đầu. Các cấp, các ngành đã quán triệt, triển khai nghiêm túc, đạt được những kết quả tích cực.

Tuy nhiên, tình hình trật tự, an toàn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh vẫn diễn ra phức tạp, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông đối với học sinh; chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay toàn quốc đã xảy ra gần 900 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh (độ tuổi từ 6 - 18 tuổi), làm chết 490 người, bị thương 827 người, để lại hậu quả thương tâm cho nhiều gia đình và xã hội cả trước mắt và lâu dài.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do chính quyền một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó có bảo đảm an toàn giao thông trong lứa tuổi học sinh; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông trong lứa tuổi học sinh chưa được quan tâm đúng mức; việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ, trách nhiệm từng chủ thể chưa được phát huy đầy đủ; việc xử lý các thông tin tiêu cực trên không gian mạng còn nhiều bất cập, vẫn còn nhiều nội dung thiếu chuẩn mực, cổ xúy cho vi phạm, nhất là đua xe, lạng lách, đánh võng… tác động lớn đến lứa tuổi học sinh, nhưng chưa được xử lý kịp thời; còn nhiều bất cập về tổ chức giao thông tại một số khu vực trường học chưa được khắc phục; việc quản lý chất lượng một số loại phương tiện và hoạt động vận chuyển, đưa đón học sinh còn thiếu chặt chẽ. Tình hình trên đòi hỏi phải thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu tai nạn giao, xây dựng văn hoá tự giác chấp hành pháp luật về giao thông trong lứa tuổi học sinh. Theo đó, trong thời gian tới cần thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó có một số nhiệm vụ trọng tâm, như:

Rà soát lại các chương trình, nội dung, hình thức giáo dục, giảng dạy về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh trong các cấp học, các nhà trường. Xây dựng bộ quy tắc văn hóa giao thông văn minh như: văn hóa chấp hành pháp luật về an toàn giao thông; văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông, ứng xử khi chứng kiến tai nạn, va chạm giao thông; ứng xử khi tham gia xe buýt, xe khách và các loại hình phương tiện giao thông khác; ứng xử khi bị tai nạn, va chạm giao thông, ùn tắc giao thông.

Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, nhà trường, lớp học, từng giáo viên trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với học sinh, đưa nội dung bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với học sinh là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hằng năm đối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ sở giáo dục, cán bộ, nhân viên, giáo viên và đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh trong từng học kỳ, năm học. Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về công tác giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong nhà trường. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong việc giữ gìn tuyên truyền và giữ gìn trật tự, an toàn giao thông.

Rà soát các phương tiện kinh doanh đưa đón học sinh. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, nhất là những vi phạm có nguy cơ gây tai nạn cho học sinh.

Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn của học sinh;  tăng cường đầu tư cho các nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhất là nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho học sinh. Nguyễn Trí Ánh (tổng hợp)

 

387 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1409
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1409
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88997929