|
Ảnh minh họa |
Đó là các Cục Hải quan: TP.HCM, Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Nam Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Long An, Bình Định, Nghệ An, Cao Bằng, Hà Giang, Đắk Lắk, Gia Lai- Kon Tum, Bình Phước, An Giang, Kiên Giang.
Trong số các đơn vị này, đơn vị có điều chỉnh tăng nhiều nhất là Cục Hải quan Quảng Ninh, tăng thêm 2.800 tỷ đồng, nâng tổng số chỉ tiêu phải thu của Cục là 8.800 tỷ đồng. Cục Hải quan Hà Nội tăng thêm 2.000 tỷ đồng, nâng tổng số chỉ tiêu phải thu của Cục là 22.800 tỷ đồng, tiếp đến là Cục Hải quan Bắc Ninh tăng thêm 1.600 tỷ đồng, nâng tổng số chỉ tiêu phải thu lên 9.500 tỷ đồng. Cục Hải quan Bình Dương tăng thêm 1.100 tỷ đồng, nâng tổng số chỉ tiêu phải thu lên 12.500 tỷ đồng. Cục Hải quan TP.HCM phải tăng thêm 1.000 tỷ đồng, nâng tổng số chỉ tiêu phải thu lên 110.000 tỷ đồng. Những đơn vị còn lại đều tăng trong khoảng vài chục đến vài trăm tỷ đồng.
Được biết, việc điều chỉnh này được Tổng cục Hải quan căn cứ vào tình hình thu NSNN 6 tháng đầu năm tại mỗi đơn vị và hoạt động xuất nhập khẩu thực tế tại từng địa phương.
Theo tính toán của Cục Thuế xuất nhập khẩu, để hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2017, 6 tháng cuối năm toàn ngành phải thu 144.000 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng phải thu 24.000 tỷ đồng. Để hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu 290.000 tỷ đồng, 6 tháng cuối năm phải thu 149.000 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng 24.850 tỷ đồng, tăng 1.350 tỷ đồng so với bình quân 6 tháng đầu năm (23.500 tỷ đồng).
Vì vậy, để đạt được chỉ tiêu thu ngân sách cả năm, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tập trung chống thất thu qua trị giá, nhất là với hàng hóa có trị giá lớn, thuế suất cao như: ô tô, xe máy, rượu, bia, vải, hàng điện tử gia dụng…
Đồng thời tăng cường kiểm tra ở khâu thông quan và sau thông quan đối với tên hàng, mã số, mức thuế để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm; bố trí nguồn lực để phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại một cách hiệu quả, góp phần chống thất thu ngân sách…
TT