Chúng ta biết rằng, Bác sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho nhưng là nhà nho có nguồn gốc nông dân. Từ tấm bé đến khi đi học, Bác sống trong tình thương của những người nghèo khổ, một nắng hai sương nên Người hiểu sâu sắc nỗi khổ, nỗi vất vả của họ.
Thời kỳ hoạt động cách mạng ở nước ngoài, khi Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân có người thắc mắc, hoài nghi vì Bác khai trong lý lịch là xuất thân nhà nho, trí thức. Nghề nghiệp chính là thuỷ thủ, họ e rằng Bác sẽ không có điều .kiện để am hiểu các vấn đề nông dân. Sau khi bế mạc đại hội Nông dân, các đại biểu đi thǎm một nông trang; thấy nông dân đang lao động, Bác đã xắn quần xuống giúp họ làm ruộng một cách dễ dàng. Trong khi nhiều người rất lúng túng; thì Bác làm nhanh nhẹn như một nông dân thực thụ, trước con mắt thán phục của mọi người.
Ngay sau khi giành được chính quyền, tuy bận trǎm công nghìn việc, Bác vẫn dành nhiều thời gian, không chỉ nhắc nhở các địa phương đắp đê chống bão lụt, mà còn trực tiếp xuống tận các xã để đôn đốc, kiểm tra công việc. Biết tin đê sông Hồng ở khu vực Hưng Yên, Thái Bình bị vỡ, Bác trực tiếp xuống kiểm tra việc khắc phục hậu quả. Bác hỏi cặn kẽ có mấy người bị nạn, trước hết phải lo cái ǎn để họ khỏi đứt bữa, sau đến nơi ở và ổn định sinh hoạt cho mọi người, tập trung nhân tài vật lực để đắp lại chỗ đê bị vỡ. Bác hứa khi nào đắp xong Bác sẽ xuống thǎm. Thế rồi, giữ đúng lời hứa, bốn tháng sau Bác xuống cắt bǎng khánh thành chỗ đê vừa mới đắp. Bác đi xem kiểm tra một lượt, nhìn chỗ giáp ranh đê mới đê cũ, Người nhắc nhở phải tǎng cường gia cố mới an toàn. Bác vừa đi vừa nhún thử độ lún, Bác khen đắp nhanh nhưng chưa lèn chặt, cần tǎng cường thêm lực lượng để đầm thật kỹ mới bảo đảm lâu dài.
Nǎm 1955, nghe tin lũ lụt lớn ở Kiến An gây thiệt hại lớn về người và của cho Nhân dân. Bác cho gọi đồng chí có trách nhiệm lên hỏi cụ thể: có mấy người chết, nhà cửa, trường học, bệnh xá bị đổ bao nhiêu. Khi nghe báo cáo con số thiệt hại, Bác rất lo lắng và rơm rớm nước mắt, nhất là biết có nhiều gia đình chết người và trôi nhà cửa. Bác cǎn dặn phải có phương án tỷ mỉ khắc phục hậu quả thiệt hại. Người chỉ thị Tỉnh ủy phải trực tiếp chỉ đạo và dặn đi dặn lại "trước hết phải lo cái ǎn, nơi ở cho người bị nạn, tuyệt đối không để một người bị đói".
Cứ đến mùa nước lũ, hay kỳ hạn hán Bác thường trực tiếp xuống địa phương tham gia "chống trời" cùng Nhân dân. Nhớ lần Bác về công trường Đại thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải, Bác xuống công trường tham gia lao động như một người dân. Trên đường đi, thấy một chị đang đẩy chiếc xe cút kít nặng nề lên dốc, Bác vội chạy đến đẩy giúp chị… Lần Bác về Hải Hưng tham gia chống hạn với nông dân, các đồng chí cán bộ tỉnh tổ chức đón Bác long trọng, Bác không hài lòng, phê bình ngay: "Bác về là đi chống hạn chứ có phải đi chơi đâu mà đón tiếp". Ăn mặc quần áo như một lão nông thực sự, Bác đi rất nhanh đến chỗ người dân đang đào mương, rồi vội xắn quần xắn tay áo xuống cùng đào đất với bà con để lại phía sau các "quan cách mạng" trong những bộ quần áo bảnh bao. Cuối cùng tất cả cùng ào xuống đào đất với bà con theo gương Bác. Bác không nói, không hô hào, nhưng Người đã làm cuộc "cách mạng" cho "các quan" trước muôn dân. Bác ǎn cơm chung với mọi người tại nơi đang đào mương.
Có lần, Bác về Hà Đông chống hạn, khi đến một con mương chắn ngang đường, đồng chí Chủ tịch tỉnh mời Bác đi vòng đến chỗ dễ qua hơn. Nhìn xuống thấy đồng chí Chủ tịch tỉnh đi đôi dày bóng lộn, Bác bảo: "Chú cứ đi đường ấy" nói rồi, Bác cởi dép lội tắt qua cho nhanh để đến với nông dân đang tát nước chống hạn. Sang bờ bên kia, Bác bảo mọi người cùng tát nước giúp dân. Bác chỉ một thanh niên ǎn mặc bảnh bao cùng tát nước với Bác, nhưng đồng chí này không biết tát nước, đồng chí Bí thư tỉnh đỡ lời: "Thưa Bác, đồng chí này là nhà báo ạ". Bác cười và nói: "Nhà báo của nông dân thì phải biết lao động như nông dân thì viết mới đúng được".
Nǎm 1958, Bác về Nam Định dự Hội nghị "Bàn về sản xuất, nông nghiệp". Bác chǎm chú lắng nghe các bản báo cáo thành tích của các đơn vị. Bác chú ý bản báo cáo nói về cách làm các loại phân bón. Bác đứng lên nhìn khắp hội trường và hỏi to: "Chú nào gánh bùn đổ cho hai sào lúa có đây không?", không có ai đứng dậy. Một đồng chí cán bộ tỉnh uỷ báo cáo, người nông dân đó không thuộc diện tham dự hội nghị này. Bác phê bình và yêu cầu cho người đó đến dự hội nghị ngay. Bác hỏi chị em phụ nữ ở đây có đội phân nữa không? Các đồng chí cán bộ tỉnh chưa dám báo cáo Bác ngay, may có chị đại biểu nữ đỡ lời: "Thưa Bác, chị em ở đây không quen gánh nên cái gì cũng đội ạ", Bác dặn: "Nên tìm cách cải tiến vận chuyển bằng xe để đỡ cho chị em về lâu dài".
Nǎm 1960 Bác về chống úng tại xã Hiệp Lực, vừa đạp guồng nước, Bác nhắc nên lắp ổ bi vào trục để người đạp đỡ vất vả, mà nǎng suất cao hơn.
Nǎm 1963, Bác về chống hạn ở Nghiêm Xuân (huyện Thường Tín). Hôm đó, Bác đến sớm, đồng bào còn vắng, tiện đường Bác vào một nhà dân thǎm và hỏi tết vừa qua gia đình đón, tết có vui không. Có cụ già hơn 60 tuổi thưa với Bác là ǎn tết không vui. Bác hỏi vì sao, cụ kể lại gia đình từ xưa có ngôi nhà gần đường, vừa qua huyện có lệnh đuổi bà đi để mở đường không bồi thường, cũng không chỉ cho gia đình chuyển đi đâu, vì thế gia đình ǎn tết không vui, người ra lệnh ấy là ông Chủ tịch huyện. Bác lắng nghe mà vẻ mặt không vui, Bác bảo, làm người cán bộ như vậy là không xứng đáng không khác gì cường hào xưa. Sau đó Bác chỉ thị phải điều tra làm rõ ngay. Vị Chủ tịch kia bị kỷ luật. Lòng dân rất hả dạ và nhắc mãi chuyện đó như làm gương cho cán bộ đối với dân phải làm gì.
Trên đường đi chống hạn giúp dân, Bác thấy đi trước Bác có xe công an còi inh ỏi dẹp đường, Bác cho dừng xe và lệnh cho xe công an dừng lại, Bác mới đi tiếp. Bác phê bình: "Bác xuống với dân để chống hạn mà các chú làm cho dân họ sợ thì xuống làm gì?".
Những nǎm tháng cuối đời Bác, tuy sức khoẻ yếu nhưng Người dành nhiều thời gian làm việc với các đồng chí phụ trách nông nghiệp. Họp Bộ Chính trị, hay các buổi làm việc về nông nghiệp Bác thường nhắc bản Điều lệ Hợp tác xã. Bác bảo công nhân có ngày kỷ niệm thì nông dân cũng phải có ngày kỷ niệm. Nên lấy ngày ban hành Điều lệ Hợp tác xã làm ngày kỷ niệm cho nông dân. Bác dặn viết bản Điều lệ sao cho nông dân ít học cũng hiểu được. Sau khi đọc bản dự thảo, Bác nói đây là bản dùng cho cán bộ, còn đối với xã viên thì viết phải tóm tắt hơn, dễ hiểu hơn. Bác đọc và sửa chữa rất kỹ, có chỗ nào, chữ nghĩa cầu kỳ khó hiểu Bác đều sửa lại. Số thứ tự các chương đánh số La mã, Bác sửa lại "Chương một... hai...", sau đó Bác yêu cầu chuyển nội dung bản Điều lệ sang diễn ca phát trên đài phát thanh cho dân dễ thuộc, dễ nhớ, để làm theo.
Có thể nói, quan điểm về “Nhân dân”, vì “Nhân dân” mà nông dân là lực lượng đông đảo là một nội dung cơ bản, chiếm vị trí trung tâm, chi phối trong di sản vĩ đại - tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định “Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Gắn xây dựng giai cấp nông dân với phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, tạo điều kiện để cư dân nông thôn trở thành cư dân đô thị mà không dẫn đến di cư quy mô lớn. Có chính sách hợp lý để chuyển lao động nông thôn sang các ngành phi nông nghiệp. Huy động và phát huy mọi nguồn lực khác để thực hiện thành công mô hình nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh” [1] chính là sự tiếp nối tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nông dân trong thời kỳ mới. Trí Ánh
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn hiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII, tập 1,tr 166-167