TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP QUẢNG TRỊ - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Người cho đó là con đường tất yếu phải đi để xây dựng đất nước giàu mạnh. Vận dụng sáng tạo những điều Bác dạy, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã từng bước thực hiện thành công sự nghiệp vĩ đại này. Trong bài “Con đường phía trước” với bút danh C.K đăng trên Báo Nhân dân số 2143 ngày 20/01/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta... Đời sống nhân dân chỉ có thể dồi dào khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và nông nghiệp, máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm việc phi thường..., đó là con đường phải đi của chúng ta”.

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn và đã đạt được nhiều thành tựu. Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TƯ của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khoá X về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ Quảng Trị về phát triển nông nghiệp. Đến nay, tỉnh Quảng Trị đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 6.379,6 tỷ đồng; trong đó: Nông nghiệp ước đạt 4.829,5 tỷ đồng; lâm nghiệp đạt 758,2 tỷ đồng, thủy sản  đạt 791,9 tỷ đồng. Sản lượng lương thực có hạt đạt 27,5 vạn tấn/năm. Diện tích rừng trồng mới tập trung thực hiện 6.000 ha, đạt 100% so với kế hoạch; số cây trồng phân tán ước đạt 2.500 nghìn cây, diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 24.150 ha; diện tích rừng được được khoanh nuôi tái sinh  đạt 1.600 ha; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 52.500 ha. Độ che phủ của rừng đạt 50,1%. Mặc dù dịch bệnh liên tiếp xảy ra nhưng đàn trâu, bò vẫn tăng 19,5%, đàn lợn tăng 27,5%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng của những gia súc chủ yếu tăng 93% (9.882 tấn). Cơ cấu đàn gia súc gia cầm đang phát triển theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hoá, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, gia cầm siêu trứng siêu thịt...ngày càng rộng rãi. Về kinh tế thuỷ sản tiếp tục phát triển với tốc độ khá nhanh, phương thức, đối tượng ngày càng đa dạng. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2020 đạt 3.297,7 ha; tổng sản lượng thủy sản ước đạt 21.012 tấn. Tỉnh đã tích cực tạo điều kiện cho các chủ tàu tiếp cận với nguồn vốn vay đống mới và nâng cấp tàu cá theo Nghị định số 67/2014 NĐ – CP; triển khai thực hiện tốt Quyết định 48/2010/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên năng lực đánh bắt thủy sản ngày càng được nâng cao; đội tàu cá khai thác biển xa ngày càng tăng, đến nay đã có 177 chiếc.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng thâm canh, chuyên canh mở rộng qui  mô sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng tập trung như: vùng lúa ở các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Vỉnh Linh; vùng sắn nguyên liệu ở Hướng Hoá và các huyện; vùng cao su ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ; vùng cà phê ở Hướng Hoá; vùng rau đậu thực phẩm ven thị xã và vùng cát ven biển; vùng nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp, bán công nghiệp ven sông Hiền Lương, sông Hiếu, sông Thạch Hãn...

Hệ thống chế biến nông - lâm - thủy sản phát triển rộng khắp ở các vùng nguyên liệu, các địa phương, cụ thể toàn tỉnh hiện có: 06 nhà máy và cơ sở chế biến cà phê công suất khoảng 60.000 tấn quả tươi/năm; 04 nhà máy và xưởng chế biến cao su công suất 13.000 tấn mũ khô/năm; 02 nhà máy chế biến gỗ MDF công suất 60.000 m3/năm; 02 nhà máy chế biến tinh bột sắn công suất 90.000 tấn bột/năm.

Số doanh nghiệp hoạt động sản suất kinh doanh, dịch vụ và chế biến nông – lâm - sản trong nông thôn tăng, công tác chuyển đổi hình thức quản lý của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT sang Công ty cổ phần hoặc Công ty TNHH một thành viên đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhiều doanh nghiệp sau khi chuyển đổi đã làm ăn có lãi, đứng vững trong cơ chế thị trường.

Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi mang lại hiệu quả thiết thực như: giống lúa chất lượng cao, giống ngô, giống lạc, giống sắn cao sản, giống cà phê chè catimo, giống keo lai dâm hom, lơn siêu nạc, bò lai Zêbu, gia cầm siêu trứng siêu thịt, tôm cua sạch bệnh...từng bước làm biến đổi diện mạo sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại, năng suất, chất lượng ngày càng cao.

Có thể thấy rằng, với nguồn tài nguyên hạn hẹp, vốn đầu tư ít, khoa học công nghệ yếu, cơ sở hạ tầng yếu, thời tiết, thiên tai phức tạp, thị trường biến động nhưng nông nghiệp tỉnh ta vẫn đạt được những thành tựu to lớn: Sản xuất tăng trưởng, đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu quan trọng, tạo việc làm, thu nhập người lao động nông thôn, đóng góp giảm nghèo, cải thiện nông thôn rõ rệt, chống lạm phát, ổn định kinh tế. Tạo nền tảng vững chắc của quá trình công nghiệp hóa và đảm bảo ổn định chính trị xã hội.

Trong thời gian tới, để tái cơ cấu trong nông nghiệp tỉnh nhà và phát huy được lợi thế, tận dụng được cơ hội và hạn chế các thách thức, cần các giải pháp cụ thể sau:

Thứ  nhất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cần chọn ngành có lợi thế về điều kiện sản xuất, năng lực sản xuất, có qui mô lớn, có thị trường. Xây dựng chuỗi giá trị: tổ chức ngành hàng, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật, tăng giá trị. Tiếp cận thị  trường: vận chuyển, bảo quản, lưu thông, phân phối, quảng cáo, tiếp thị, thanh toán, dịch vụ.

Thứ hai, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp đảm bảo về chất lượng, đúng giá, sử dụng hợp lý. Sản xuất với quy mô lớn (góp vốn, góp đất), đúng kỹ thuật, cơ giới hóa, thủy lợi hóa. Sau thu hoạch: sơ chế tốt, kho tàng tốt, đóng gói vận chuyển. Chế biến: chế biến sâu, chế biến phụ phẩm. Thương mại: truy xuất nguồn gốc, chất lượng vệ sinh, tiếp thị.

Thứ ba, đổi mới quản lý ngành. Về quản lý nhà nước và cộng đồng tham gia: quy hoạch, chính sách chiến lược, đàm phán, tiêu chuẩn, pháp lý, quản lý thị trường. Về dịch vụ công (đối tác công - tư): cơ sở hạ tầng chính, quản lý thủy lợi chính, nghiên cứu, đào tạo, khuyến công, thông tin thị trường, kiểm dịch, môi trường.

Thứ tư, tái thể chế nông thôn: Tăng quy mô sản xuất: chuyển đổi việc làm, chuyên môn hóa nông dân. Phát triển hiệp hội ngành hàng: doanh nghiệp tư nhân mạnh, hỗ trợ kỹ thuật hợp tác. Phát triển cộng đồng: đổi mới đoàn thể, dân chủ cơ sở.

Thứ năm, để nông nghiệp trở thành nền tảng khôi phục tăng trưởng và động lực phát triển mới, cần đổi mới thể chế, nông nghiệp phát triển (phải phát triển khoa học công nghệ và tái cơ cấu công nghiệp), kéo theo lao động chính thức (phát triển con người và tái cơ cấu dịch vụ) và phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị. Quốc Thanh

 

1214 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 742
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 742
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76731896