Tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay 

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần” được quán triệt vào từng nhiệm vụ, từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Xác định kinh tế thị trường là sản phẩm tất yếu và khách quan trong quá trình vận động của nền kinh tế thế giới. Kinh tế thị trường luôn tồn tại hai mặt đối lập tích cực và tiêu cực, do đó cần có sự nhận thức đầy đủ những tác động của nó để đưa ra những giải pháp cụ thể xây dựng Đảng trong sạch, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay. Kinh tế thị trường tác động rất lớn đến sự phát triển nhân cách người cán bộ, đảng viên, với những biểu hiện như: Tính quyết đoán, năng động, sáng tạo. Đó là điều kiện để người cán bộ, đảng viên rèn luyện, hoàn thiện về phẩm chất, đạo đức, lối sống. Đặc biệt, trong lĩnh vực đạo đức, nó hướng đội ngũ cán bộ, đảng viên tới  những giá trị đạo đức thiết thực. Kinh tế thị trường không chỉ đòi hỏi cán bộ, đảng viên đề cao trách nhiệm cá nhân, mà còn phát triển các giá trị đạo đức tốt đẹp của xã hội, phải có kiến thức, có tư duy sắc bén, có tinh thần gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước mọi nhiệm vụ, công việc mà Đảng, nhân dân giao phó. Bên cạnh đó,  kinh tế thị trường còn tác động đến đời sống vật chất và tinh thần đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng. Kinh tế thị trường làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước nâng cao.

Bên cạnh những tác động tích cực, kinh tế thị trường có xu hướng vận động tự phát dưới sự tác động của các quy luật thị trường nên dễ nảy sinh những hiện tượng tiêu cực tác động đến xây dựng Đảng về đạo đức. Dưới tác động của kinh tế thị trường dễ gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội; dễ nảy sinh tham nhũng, tội phạm, kích thích lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân. Bên cạnh đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, chay theo danh lợi, tiền tai. Sự phân hóa này nếu không được phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời sẽ đưa đến những hệ lụy xấu, tạo kẻ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng làm phân hóa chính trị, tư tưởng.

Do đó, để phát huy những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường, trong quá trình xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay cần thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

 Một là, không ngừng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng với các chuẩn mực đạo đức về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đề phòng, ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; xu hướng tuyệt đối hóa cá nhân, lợi ích vật chất. Hàng năm, người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên có cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không có biểu hiện suy thoái “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gắn với trách nhiệm nêu gương. Các cấp ủy, tổ chức đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở cơ quan, đơn vị mình.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Bộ Chính trị, xem đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, địa phương, đơn vị. Có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hàng năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp.

Ba là, đấu tranh chống lại nhận thức, hành động và các quan điểm sai trái, thù địch về đạo đức đi ngược lại các giá trị đạo đức cách mạng. Trong điều kiện thông tin đa chiều như hiện nay, cần nâng cao cảnh giác chống lại các luận điệu xuyên tạc của chúng. 

Bốn là, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên vi phạm  đạo đức cách mạng. Giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và các quy định của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên. Phát huy vai trò của mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trong phát hiện những đảng viên vi phạm phẩm chất đạo đức, tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

Xây dựng Đảng về đạo đức trước tác động của những tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường phải làm cho Đảng thật trong sạch, vững mạnh và thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, để Đảng thực sự xứng đáng với niềm tin cậy và mong đợi của nhân dân.

                                                       Xuân Ngọc -Trường Chính trị Lê Duẩn

12472 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 819
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 819
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76777279