Sức mạnh của truyền thống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc 

Trải qua bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã hun đúc nên truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường bất khuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm vào bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”.

Cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam đã phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta, nhân lên gấp bội tinh thần yêu nước của mọi người Việt Nam, đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất thành một lực lượng hùng mạnh để đánh đuổi bọn thực dân đế quốc, giành lại độc lập cho Tổ quốc, đem lại tự do hạnh phúc cho đồng bào.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quan điểm đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quán triệt trong thực tiễn đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Sau khi Đảng ta thành lập và lãnh đạo cách mạng Việt Nam (3/2/1930), Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng Minh - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930). Trong giai đoạn cách mạng nước ta chưa giành được chính quyền về tay nhân dân, Mặt trận là nơi tập hợp, huy động sức mạnh của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng để tiến hành đấu tranh cách mạng và giành được chính quyền về tay nhân dân. Các hình thức tổ chức hoạt động của Mặt trận như: Hội phản đế đồng minh (1930), Phản đế liên minh (1935), Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (1938), Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế (1940), Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (1941), Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (1946), Mặt trận Liên - Việt (1951). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955).

Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960) và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam (1968) là sự vận dụng mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng thời kỳ đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Trong cao trào đồng khởi của đồng bào miền Nam, ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời nhằm tổ chức tập hợp các giai cấp, các đảng phái, các tôn giáo, các giới toàn Miền Nam đấu tranh đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ nguỵ quyền tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc. Với đường lối đúng đắn ấy, Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã tập hợp dưới ngọn cờ đại nghĩa của mình các tầng lớp nhân dân, các tổ chức và mọi người Việt Nam yêu nước, để cùng nhau chống Mỹ cứu nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng cùng mục tiêu chung là hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Mặt trận dân tộc giải phóng không ngừng củng cố và mở rộng khối đoàn kết dân tộc, tổ chức và động viên đồng bào và chiến sĩ miền Nam đẩy mạnh đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là nòng cốt, cùng với Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam với mục tiêu đại diện cho quyền lợi của nhân dân miền Nam Việt Nam đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc. Ảnh hưởng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không ngừng được mở rộng trong các tầng lớp nhân dân miền Nam và uy tín của Mặt trận đã được nâng cao trên trường quốc tế.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy oanh liệt, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cùng với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam đoàn kết nhân dân cả nước làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang: bảo vệ miền Bắc XHCN, giải phóng miền Nam,  hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Từ khi đất nước thống nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ cách mạng mới. Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Mặt trận đã tiếp tục mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân; tích cực vận động nhân dân phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, tự lực, tự cường vươn lên, khai thác mọi tiềm năng và các điều kiện thuận lợi, khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất kinh doanh, học tập, công tác; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giữ vững chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển tình đoàn kết hữu nghị với các nước trên thế giới.

Dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn, thách thức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn là nơi khơi dậy và phát huy lòng yêu nước của mọi người Việt Nam, tập hợp và tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và  xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Phát huy truyền thống vẽ vang của tỉnh Quảng Trị anh hùng, hơn 80 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị ngày càng được mở rộng và củng cố. Mặt trận TQVN các cấp trong tỉnh đã góp  phần xứng đáng vào việc phát huy sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đẩy mạnh các cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước, tạo nên khí thế cách mạng mạnh mẽ và rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, góp phần to lớn vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra trong từng giai đoạn cách mạng. 

Bước vào thời kỳ đổi mới và xây dựng quê hương, các phong trào thi đua yêu nước do UBMTTQVN tỉnh phát động được đông đảo tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng, tham gia đóng góp công sức, tiền của, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xoá đói giảm nghèo, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Các cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" và cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, đây là 2 cuộc vận động lớn có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; phong trào "đền ơn đáp nghĩa" "uống nước nhớ nguồn", các hoạt động nhân đạo từ thiện được đẩy mạnh, trở thành một nét đẹp văn hoá trong mỗi con người Quảng Trị. Qua 15 năm (2009 - 2024) thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã tạo bước chuyển biến cả về chiều rộng lẩn chiều sâu; Cuộc vận động ra đời thực sự hợp ý Đảng, lòng dân, ngày càng được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Tính đến nay toàn tỉnh có 1143/1143 khu dân cư triển khai thực hiện cuộc vận động, đến cuối năm 2009 có 867/1143 khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cư tiên tiến (đạt tỷ lệ 75,8%) trong đó có 745 khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cư văn hoá (đạt tỷ lệ 65,1%); có 110.151/133.095 gia đình được công nhận gia đình văn hoá (đạt tỷ lệ 82,76%).

Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” đã được Mặt trận các cấp chủ động thực hiện tốt vai trò phối hợp và thống nhất hành động với các thành viên; phối hợp với chính quyền và các cơ quan thông tấn, báo chí, các phương tiện truyền thông tăng cường tuyên truyền, động viên các điển hình cá nhân và tập thể tích cực tham gia cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", Tháng cao điểm "Vì người nghèo" và Chương trình "Nối vòng tay lớn" hàng năm để xây dựng Quỹ "Vì người nghèo". Kết quả 10 năm qua, Mặt trận các cấp trong tỉnh đã vận động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, trong và ngoài tỉnh, các tổ chức Quốc tế, các nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân đóng góp được 89,50 tỷ đồng vào “Quỹ vì người nghèo”, đã hỗ trợ xây dựng mới được 6.558 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá 45,19 tỷ đồng. Ngoài ra còn hỗ trợ thêm cho các hộ nghèo xây dựng nhà ở theo quyết định 167/TTg của Thủ tướng Chính Phủ là 3.396 nhà trị giá 6,641 tỷ đồng; hỗ trợ sửa chửa 2692 nhà ở cho hộ nghèo, trị giá 579 triệu đồng; hỗ trợ cho 3.038 học sinh nghèo vượt khó trị giá 548,3 triệu đồng; hổ trợ khó khăn đột xuất 7.389 hộ trị giá 1,642 tỷ đồng và hỗ trợ khác trị giá 451,6 triệu đồng…hoàn thành vượt mức 155,8% kế hoạch Đề án "Hỗ trợ xóa nhà ở dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh" giai đoạn 2005-2010 theo Nghị quyết của HĐND tỉnh đề ra (5.116/2000 nhà).

Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" ra đời thực sự hợp ý Đảng, lòng dân, ngày càng được nhân dân các khu dân cư trên cả nước nhiệt tình hưởng ứng. Cuộc vận động đã thiết thực góp phần tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư, đổi mới công tác Mặt trận và trở thành nhiệm vụ chung của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, Uỷ ban Mặt trận các cấp chủ trì.

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, Mặt trận đã tiếp tục mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân; tích cực vận động nhân dân phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, tự lực, tự cường vươn lên, khai thác mọi tiềm năng và các điều kiện thuận lợi, khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất kinh doanh, học tập, công tác; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giữ vững chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển tình đoàn kết hữu nghị với các nước trên thế giới.

Sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, con đương đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường với nhiều thành phần kinh tế, đại diện cho mỗi thành phần kinh tế là một bộ phận trong nhân dân, một lực lượng xã hội.  Trong giai đoạn mới của cách mạng, dân chủ ngày càng mở rộng thì vai trò tập hợp, đoàn kết, phát huy dân chủ, xây dựng sự đồng thuận xã hội của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ngày càng quan trọng để đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./. Văn Lãn

 

 

 

82 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1143
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1143
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 84189907