Sự thật đằng sau clip 'liệt sĩ nhập vong đòi về nhà' 

Sau khi xem clip ghi cảnh người đàn bà tự nhận là liệt sĩ “nhập vong” trách mình không tìm kiếm anh trai, bà Nguyễn Thị Nhuận (huyện An Dương, TP.Hải Phòng) đã lên tiếng bác bỏ.
Clip trên được đưa lên mạng xã hội facebook vào ngày 21.7, trong đó ghi cảnh một người đàn bà khoảng hơn 50 tuổi vừa đi vừa khóc vừa gào thét “tôi tủi thân lắm,tôi buồn lắm” trong Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn. Trong clip, có tiếng của người đàn ông đi theo quay clip và hỏi “đâu đâu, anh nằm chỗ nào”. "Khe xanh” - người đàn bà đáp lại.
Do có nhiều người chạy theo để hỏi chuyện, người đàn bà kể trên "cho biết" mình là liệt sĩ quê ở TP.Hải Phòng và có em gái tên là Nguyễn Thị Nhuận ở ngụ thôn Mỹ Tranh, xã Nam Sơn, huyện An Dương, TP.Hải Phòng. Do em gái và gia đình không chịu đưa về, phải nằm ngoài đất trời nên rất buồn bã, tủi thân.
“Thông qua” người đàn bà được cho là "nhập vong", liệt sĩ tên Nguyễn Văn Mến, quê ở xã Nam Sơn, huyện An Dương, TP.Hải Phòng "cho biết" anh nằm ở quả đồi thứ nhất, giáp ranh giữa hai huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị và chỉ cần em gái đồng ý đi tìm là sẽ chỉ chính xác vị trí đang nằm. Clip nhanh chóng được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội với mong muốn phần mộ của liệt sĩ sớm được gia đình tìm thấy.
 
Để làm rõ vụ việc, sáng 23.7, Thanh Niên đã tìm đến xã Nam Sơn, H.An Dương, TP.Hải Phòng và được giới thiệu đến nhà bà Nguyễn Thị Nhuận, tại thôn Mỹ Tranh. Tại đây, ông Bùi Văn Lợi (63 tuổi, chồng bà Nhuận) khẳng định gia đình có liệt sĩ Nguyễn Đức Mến, sinh năm 1952, nhập ngũ năm 1968 và được xác định là hy sinh  năm 1972, nhưng chưa tìm thấy phần mộ.
liet-sy
Thông tin về liệt sĩ Nguyễn Đức MếnẢNH LÊ TÂN
Ông Lợi cho biết: “Mấy hôm nay có rất nhiều cuộc điện thoại gọi về hỏi han, chúc mừng gia đình đã tìm được mộ anh vợ tôi. Thật sự có phải vậy đâu vì clip trên không đúng sự thật”. Theo đó, người đàn bà “nhập vong” là bà Phạm Thị Nhưỡng (ngụ thị trấn Trới, huyện Hoàng Bồ, tỉnh Quảng Ninh), em dâu họ bà Nhuần. 
“Một số lần về nhà tôi cúng giỗ, bà Nhưỡng được xem giấy báo tử của anh Mến và có ý hướng nhà tôi đi tìm anh theo phương pháp ngoại cảm. Cách đây 1 năm, bà Nhưỡng từ Quảng Ninh về đến đầu ngõ thì khóc lóc, kể lể nói anh Mến nhập bảo đi tìm mộ ở Quảng Bình. Gia đình chúng tôi không tin lắm nhưng với niềm mong mỏi tìm thấy anh, chúng tôi vẫn chuẩn bị đồ đạc, tiền bạc để đi tìm cùng bà Nhưỡng. Nhưng một ngày trước khi đi tìm thì bà ấy lại bảo hủy chuyến đi. Lần này khi vừa xem clip là tôi biết bà ấy diễn rồi. Các địa điểm bà ấy nói ra là vô lý vì đồng đội anh Mến trở về, cho biết lần gặp gặp anh trước khi hy sinh là khi đơn vị anh ấy ở Tây Ninh. Vì vậy, nói anh Mến nằm ở Quảng Trị là không thuyết phục”, ông Lợi kể lại.
“Bà Nhưỡng là người mê tín, hay theo hầu đồng. Bà ấy tự ý nói anh Mến nhập vào người và trách móc chúng tôi không đi tìm là hết sức vô lý và bậy bạ, trong khi gia đình chúng tôi mong anh về từng giờ một”, bà Nhuận vừa nói vừa khóc.
Ông Lợi cho biết, hôm 22.7, người quay clip bà Nhưỡng “nhập vong” cũng đã liên lạc với gia đình và được cung cấp mọi thông tin liên quan. Gia đình cũng đã đề nghị người này gỡ clip và đính chính thông tin.
Ông Phạm Văn Tùng, trưởng thôn Mỹ Tranh, cho biết: “Là người nắm rõ chuyện nhà bà Nhuận, tôi khẳng định clip đó nói sai sự thật. Chúng tôi xác nhận gia đình chị Nhuận rất tích cực tìm kiếm các thông tin liệt sĩ để tìm anh Mến”.
650 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 306
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 306
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87119014