|
Sở Ngoại vụ có 24 nhiệm vụ và quyền hạn |
Theo Thông tư, Sở Ngoại vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia đối với những tỉnh có đường biên giới (gọi chung là công tác đối ngoại) của địa phương; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
Sở Ngoại vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND cấp tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao.
Thông tư nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Ngoại vụ bao gồm:
1. Trình UBND cấp tỉnh dự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh liên quan đến công tác đối ngoại của địa phương thuộc phạm vi quản lý của Sở Ngoại vụ và các văn bản khác theo phân công của UBND cấp tỉnh…
2. Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND cấp tỉnh về công tác đối ngoại ở địa phương.
3. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công tác đối ngoại địa phương sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.
5. Về công tác hợp tác và hội nhập quốc tế.
6. Về công tác ngoại giao kinh tế.
7. Về công tác ngoại giao văn hóa.
8. Về công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
9. Về công tác lãnh sự và bảo hộ công dân.
10. Về công tác biên giới lãnh thổ quốc gia (đối với những tỉnh có đường biên giới).
11. Về công tác lễ tân đối ngoại.
12. Về công tác thông tin đối ngoại.
13. Về công tác tổ chức và quản lý đoàn ra, đoàn vào.
14. Về công tác tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế.
15. Về công tác ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
16. Về công tác phi chính phủ nước ngoài.
17. Về công tác thanh tra ngoại giao.
18. Về công tác bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ đối ngoại.
19. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đối ngoại theo quy định.
20. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của UBND cấp tỉnh; tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động đối ngoại; phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động đối ngoại địa phương toàn quốc.
21. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Sở; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi đua - khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh.
22. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND cấp tỉnh.
23. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Ngoại vụ theo quy định pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phân công.
Trường hợp không tổ chức riêng Sở Ngoại vụ, Văn phòng UBND cấp tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác đối ngoại.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2021.
Khánh Linh