Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá 

(ĐCSVN) - Theo Bộ Tài chính, trong thời gian vừa qua, hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và kịp thời cung cấp dịch vụ thẩm định giá, đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, trong thực tiễn tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ này vẫn còn tồn tại hạn chế...

 

Ảnh minh họa (Ảnh: M.P) 

Căn cứ quy định của Luật Giá, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá và đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 12/2021/NĐ-CP ngày 24/02/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã ban hành theo thẩm quyền đầy đủ và đồng bộ 13 Thông tư hướng dẫn liên quan đến kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, trong đó có 13 Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam.

Căn cứ các quy định pháp lý trên, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về thẩm định giá nêu trên, cũng như các pháp luật có liên quan.

Việc tiếp nhận và cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản (bao gồm cả thẩm định giá tư vấn cho các doanh nghiệp xác định giá trị các tài sản đảm bảo để doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp), doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình thẩm định giá được quy định tại Điều 30 của Luật Giá và được làm rõ tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, các quy định về cách tiếp cận và phương pháp trong thẩm định giá được quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09, 10, 11, 12, 13.

Phát hành Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá đúng theo mẫu quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06; tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, theo đó chú trọng đến tính độc lập, khách quan, trung thực và tuân thủ đúng pháp luật.

Trong quá trình cung cấp dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá phải thực hiện đẩy đủ các nghĩa vụ được quy định tại Điều 37, Điều 42 của Luật Giá.

Đồng thời cũng phải tăng cường việc kiểm soát chất lượng thẩm định giá nội bộ; thường xuyên tự tổ chức đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá, kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những sai sót trong quá trình thẩm định giá.

Các doanh nghiệp cũng phải chủ động trong việc thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giá của doanh nghiệp; thực hiện lưu trữ hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06.

Ngoài ra, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc việc cập nhật kiến thức thẩm định giả hàng năm nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; đặc biệt là những quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động thẩm định giá./.

 
M.P
196 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 621
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 621
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78009485