Scavi đề xuất dự án hơn 500 tỷ đồng tại Quảng Trị 

Công ty Scavi Huế vừa đề xuất đầu tư dự án Nhà máy sản xuất trang phục lót và hàng thể thao với tổng mức đầu tư 575 tỷ đồng tại Quảng Trị.

UBND tỉnh Quảng Trị cho biết vừa có văn bản xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị về việc xem xét chủ trương đối với dự án Nhà máy sản xuất trang phục lót và hàng thể thao của Công ty Scavi Huế.

Theo đó, dự án được đề xuất với tổng mức đầu tư 575 tỷ đồng (tương đương 25 triệu USD), trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 115 tỷ đồng và vốn huy động là 460 tỷ đồng. Dự án diện tích 18,5ha với mục tiêu sản xuất hàng dệt sẵn, quần áo lót, quần áo thể thao và quần áo trẻ em với công suất sản xuất dự kiến khoảng 90 triệu sản phẩm/năm.

Trụ sở nhà máy may Scavi Huế tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.
Trụ sở nhà máy may Scavi Huế tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ năm 2021 đến 2022, sẽ xây dựng 1 phân xưởng/kho và các hạng mục phụ trợ với công suất 45 triệu sản phẩm/năm; Giai đoạn 2, từ năm 2023 đến 2024, xây dựng 1 phân xưởng và các hạng mục phụ trợ với công suất 45 triệu sản phẩm/năm;

Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm. Địa điểm thực hiện tại Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Về tiến độ dự kiến thực hiện dự án, dự kiến trong tháng 1/2022, hoàn thành các thủ tục pháp lý của dự án và khởi công xây dựng. Đến tháng 8/2022, hoàn thành và đưa vào hoạt động giai đoạn 1 dự án; đến tháng 12/2024, hoàn thành toàn bộ dự án.

Theo đánh giá sơ bộ của UBND tỉnh Quảng Trị, dự án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020; Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Vĩnh Linh đã được UBND tỉnh phê duyệt tại ngày 31/8/2021.

Ngoài ra, mục tiêu của dự án phù hợp Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt năm 2012 và cơ bản phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 321 8/QĐ-BCT ngày 11/4/2014. Đồng thời, dự án cơ bản phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Bắc Hồ Xá theo Quyết định số 2255/QĐ-UBND ngày 25/8/2021 của UBND Quảng Trị.

Theo UBND tỉnh Quảng Trị, phạm vi 15,64ha đất xây dựng nhà máy đảm bảo theo quy hoạch, còn 2,48ha đất hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp và 0,38 ha đất giao thông, sẽ được điều chỉnh cục bộ quy hoạch sử dụng đất trong tộc tiếp theo để đảm bảo theo đúng quy hoạch được duyệt.

Về hình thức thuê đất, dự án được xác định sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh tại huyện Vĩnh Linh thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư, trong đó có miễn tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ nên việc thuê đất được thực hiện không thông qua hình thức đấu giá.

Việc cho thuê đất thực hiện theo từng giai đoạn của dự án, sau khi hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng giai đoạn 1 mới lập hồ sơ thuê đất giai đoạn 2.

Về hiệu quả đầu tư, theo báo cáo thẩm định của Ban Quản lý Khu kinh tế Tỉnh Quảng Trị thì giá trị tại thời điểm hiện nay của toàn bộ dòng tiền Dự án trong tương lai 50 năm tới được chiết khấu về hiện tại là NPV = 742 tỷ đồng; Lãi ròng của Dự án IRR = 10%, nằm trong mức lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở các ngân hàng thương mại, cho thấy dự án có tính khả thi. Thời gian hoàn vốn của dự án là 5,2 năm, nhỏ hơn số năm trong dòng đời dự án (50 năm), điều này cho thấy dự án thu hồi vốn đầu tư nhanh, là dự án tiềm năng.

Tác động và hiệu quả về mặt xã hội, theo đánh giá của UBND tỉnh Quảng Trị, dự án khi dự án triển khai và hoạt động sẽ tạo thêm cơ hội việc làm cho khoảng 7.000 lao động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là lao động tại huyện Vĩnh Linh và vùng lân cận. Đây là cơ hội việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh nhằm ổn định đời sống và phát triển kinh tế xã hội.

Ngoài ra, khi nhà máy hoàn thành đi vào hoạt động, dự kiến doanh thu khoảng 4.000-6.000 tỷ đồng/năm, đóng góp ngân sách nhà nước khoảng 100 - 200 tỷ đồng/năm.

Trên cơ sở đánh giá trên, UBND tỉnh Quảng Trị đã kiến nghị Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị thống nhất chủ trương cho Công ty Scavi Huế thực hiện dự án này.

Được biết, Công ty Scavi Huế là thành viên trực thuộc Tập đoàn Corèle International (Pháp). Doanh nghiệp này được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp  lần đầu ngày 27/3/2008. Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hiện nay tại Khu công nghiệp Phong Điền, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - đây cũng là trụ sở chính của nhà máy dệt may Scavi Huế hiện nay. Doanh nghiệp này do ông Trần Văn Mỹ (có địa chỉ thường trú tại phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh) làm gười đại diện theo pháp luật .

Về năng lực tài chính, Công ty Scavi Huế có vốn điều lệ đăng ký 204,8 tỷ đồng; gồm các cổ đông là Công ty cổ phần Scavi góp 182,7 tỷ đồng và ông Trần Văn Phú góp 22 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu năm 2020 là 1.401,8 tỷ đồng, tăng 530,5 tỷ đồng so với năm 2019.

 

https://baodautu.vn/scavi-de-xuat-du-an-hon-500-ty-dong-tai-quang-tri-d154870.html

849 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 476
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 476
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 86833325