Sạt lở đe dọa các tuyến đê ven biển Quảng Trị 

VOV.VN - Hệ thống đê biển và các tuyến kè dọc cửa biển ở tỉnh Quảng Trị bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của người dân trong khu vực.

Do ảnh hưởng các cơn bão vừa qua, tuyến đê biển xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, dài hơn 10km bị sạt lở nghiêm trọng. Ông Nguyễn Hữu Hầu, ở thôn Mặt Nước, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh cho biết, đoạn đê bị sóng đánh sạt phần đất cát. Nhiều nơi sạt lở, khoét sâu thành hàm ếch. Đoạn đê này bảo vệ tính mạng, đất đai, nhà cửa của hàng ngàn hộ dân ở xã Vĩnh Thái.

 

 sat lo de doa cac tuyen de ven bien quang tri hinh 1
Cần có các biện pháp bảo vệ đê ven biển trước nguy cơ sạt lở.

 

“Hiện tại, tuyến đê này đã bị xói lở nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đê điều. Nếu như có thêm một cơn bão nữa thì chắc chắn sẽ vỡ đê, ảnh hưởng rất lớn đến bà con”, ông Nguyễn Hữu Hầu lo lắng.

Tuyến đê biển xã Vĩnh Thái đã được xây bê tông hơn 6km, 4km còn lại là đất yếu, dễ bị sạt lở khi sóng biển đánh mạnh. Hiện trên tuyến đê này xuất hiện hơn chục điểm sạt lở, mỗi điểm kéo dài từ 10 mét - 15 mét. Ông Ngô Thế Thanh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh cho biết, chính quyền và người dân trồng các loại cây chắn sóng để giảm thiệt hại cho đoạn đê.

 

 sat lo de doa cac tuyen de ven bien quang tri hinh 2
Hằng năm, sóng biển đánh vào lấy đi nhiều đất cát, đe dọa đến chân đê.

 

“Qua các đợt bão, trên tuyến đê bị sóng biển đánh vào đưa cát đi, làm cho chân đê bị xói lở. Một loạt cây cối trồng để chắn đê bị đổ ngã. Nếu như mình không kịp thời khắc phục thì có nguy cơ sẽ sập mặt đê. Địa phương đã đặt vấn đề với Chi Cục Thủy lợi có kế hoạch để đổ đất hàn gắn kịp thời, tuy nhiên chỉ mới khắc phục được một phần thôi”, ông Ngô Thế Thanh cho biết.

 

 sat lo de doa cac tuyen de ven bien quang tri hinh 3

Chân đê bị sóng đánh vào tạo thành hàm ếch, có nguy cơ vỡ đê.

 

Tỉnh Quảng Trị có trên 60 km đê biển và khoảng 50km đê cửa sông, bảo vệ hàng chục nghìn hộ dân. Ông Lê Đa Sơn, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh đã cho gia cố tạm thời hệ thống đê bằng việc lấp đất, đá trên những nơi bị sạt lở. Theo ông Sơn, đây chỉ là biện pháp tạm thời, về lâu dài cần được gia cố vững chắc, kiên cố hơn.

“Phải có giải pháp cứng hóa hệ thống đê, làm hệ thống đê cát, trồng cây tạo thành một vành đai rừng phòng hộ ven biển. Khó khăn lớn nhất đó là nguồn kinh phí hàng năm còn thấp so với kế hoạch hằng năm xây dựng. Cho nên khó khăn trong vấn đề tổ chức thi công đảm bảo theo quy định trong quá trình thực hiện”, ông Lê Đa Sơn nói./.

CTV Thanh Hiếu/VOV - Miền Trung
549 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 501
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 501
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78132096