Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định mới về trạm dừng nghỉ đường bộ
Thông tư 09/2024/TT-BGTVT nêu rõ, trạm dừng nghỉ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được xây dựng trên tuyến đường cao tốc, tuyến quốc lộ hoặc đường tỉnh để cung cấp các dịch vụ phục vụ người và phương tiện tham gia giao thông.
Hệ thống trạm dừng nghỉ phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điểm đấu nối của đường ra vào trạm dừng nghỉ với đường bộ phải được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-GP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 và Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.
Các công trình, thiết bị của trạm dừng nghỉ phải được xây dựng, lắp đặt bảo đảm tương ứng với cấp công trình theo quy định tại TCVN 4319:2012 và các quy định liên quan khác.
Ngoài ra, hệ thống điện, nước, chiếu sáng, thông tin liên lạc của trạm dừng nghỉ phải bảo đảm đồng bộ, hoàn chỉnh, tuân thủ theo các quy định tại QCVN 07:2010/BXD, TCVN 4319:2012 để có thể cung cấp an toàn, liên tục, ổn định các dịch vụ cho người, phương tiện giao thông.
Hệ thống điện phục vụ cho các trụ, thiết bị sạc điện cho xe ô tô điện phải bảo đảm đồng bộ, hoàn chỉnh theo nhu cầu sử dụng và từng giai đoạn đầu tư.
Thông tư nêu rõ, các hạng mục công trình cơ bản của trạm dừng nghỉ được chia làm 3 nhóm, gồm: Các công trình dịch vụ công (cung cấp dịch vụ miễn phí), các công trình dịch vụ thương mại và các công trình bổ trợ.
Trạm dừng nghỉ có trạm sạc cho xe điện
Theo Thông tư, trạm dừng nghỉ được chia làm 4 loại căn cứ vào diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình bắt buộc phải có, các hạng mục khuyến khích...
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
Loại trạm dừng nghỉ
|
Loại 1
|
Loại 2
|
Loại 3
|
Loại 4
|
01
|
Tổng diện tích mặt bằng trạm dừng nghỉ (diện tích tối thiểu)
|
m²
|
10.000
|
5.000
|
3.000
|
1.000
|
02
|
Khu vực đỗ xe (diện tích tối thiểu)
|
m²
|
5.000
|
2.500
|
1.500
|
500
|
03
|
Số vị trí đỗ xe tối thiểu có thể bố trí xe ô tô vào sạc điện chiếm 10% tổng vị trí đỗ xe; việc đầu tư hạ tầng dành để lắp đặt trụ sạc, thiết bị sạc phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và từng giai đoạn đầu tư.
|
|
Có
|
Khuyến khích có
|
04
|
Đường xe ra, vào
|
|
Đường ra, vào riêng biệt
|
Đường ra, vào chung rộng tối thiểu 7,5 m.
|
05
|
Khu kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện hoặc khu vực rửa xe
|
|
Có
|
Khuyến khích có
|
06
|
Trạm cấp nhiên liệu
|
|
Có
|
Khuyến khích có
|
07
|
Kết cấu mặt sân khu vực đỗ xe
|
|
Thảm nhựa hoặc bê tông có chiều dày tối thiểu 07 cm
|
08
|
Khu vệ sinh
|
|
Có diện tích ≥ 3% tổng diện tích xây dựng; có nơi vệ sinh phục vụ người khuyết tật theo QCVN 10:2014/BXD
|
09
|
Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe (diện tích tối thiểu)
|
m²
|
36
|
24
|
18
|
18
|
10
|
Không gian nghỉ ngơi (Khu vực có mái che và khu vực trồng cây xanh có ghế ngồi)
|
|
Tối thiểu bằng 10% tổng diện tích mặt bằng trạm dừng nghỉ (TCVN 4319:2012)
|
11
|
Nơi cung cấp thông tin
|
|
Có
|
12
|
Khu vực ăn uống, giải khát
|
|
Có
|
13
|
Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa
|
|
Có
|
14
|
Phòng trực cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông
|
|
Có
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đặc biệt, số vị trí đỗ xe tối thiểu có thể bố trí xe ô tô vào sạc điện chiếm 10% tổng vị trí đỗ xe; việc đầu tư hạ tầng dành để lắp đặt trụ sạc, thiết bị sạc phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và từng giai đoạn đầu tư. Đối với các trạm dừng nghỉ loại 1 và 2 bắt buộc có hạng mục này. Trạm loại 3 và loại 4 khuyến khích có.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 5/10/2024.