Quy chế quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị  

Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị vừa ban hành Quy chế quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và sử dụng hợp lý các hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử, phục vụ phát triển bền vững tại huyện đảo Cồn Cỏ của tỉnh Quảng Trị.

Khu  Bảo  tồn  biển  đảo  Cồn  Cỏ  có  diện  tích  4.532 ha , được  chia  thành  3  phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; Phân khu phục hồi sinh thái; Phân khu dịch vụ hành chính và vùng đệm của Khu Bảo tồn biển.

Trong đó, Phân  khu  bảo  vệ  nghiêm  ngặt  có  diện  tích  534  ha,  được  tính  từ  mép  nước chân đảo (mức thủy triều thấp nhất) ra phía ngoài từ 400 - 700 m tùy thuộc vào phân bố của các rạn san hô và đến độ sâu tối đa 15 m nước và được chia làm 2 tiểu phân khu.

Phân khu phục hồi sinh thái được tính từ mép đường ranh giới của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ra phía ngoài khoảng từ 1.000 - 1.700 m, tùy thuộc vào phân bố của các rạn san hô và đến độ sâu 14 đến 20 m nước. Diện tích của Phân khu phục hồi sinh thái là 1.392 ha và được chia thành 2 tiểu phân khu.

Phân  khu  dịch  vụ - hành  chính  có  tổng  diện  tích  là  2.376  ha,  nằm  kế  tiếp phân khu phục hồi sinh thái, được giới hạn trong phạm vi một đường tròn hở quanh đảo với điểm  đầu xuất phát  từ phía  Đông  Nam  Bến  Hà  Đông    và  điểm cuối  kết  thúc  ở  phía  Đông  Bắc  Bến  Hà  Đông. Phân khu này nằm trong phạm vi vùng biển quanh đảo trừ diện tích của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, khu vực cảng cá, khu vực diễn tập Quân sự.

Vùng đệm Khu Bảo tồn biển bao gồm: a) Vùng đệm bên trong Khu Bảo tồn biển là diện tích nổi của đảo có diện tích 230 ha; b) Vùng đệm bên ngoài Khu Bảo tồn biển là vùng biển tiếp giáp với ranh giới phía ngoài của phân khu dịch vụ hành chính trở ra, có độ rộng 300 - 500 m.

Tỉnh khuyến khích các hoạt động nhằm phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ và tăng cường tính đa dạng sinh học của Khu Bảo tồn biển và phải được sự cho phép của Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển. Hằng  năm, căn  cứ  kết  quả  đánh  giá  diễn  biến  tài  nguyên  môi  trường,  Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển có trách nhiệm đề xuất xây dựng kế hoạch nuôi trồng, tái tạo và khai thác nguồn lợi thủy sản trong Khu Bảo tồn biển một cách hợp lý; xác định các khu vực ưu tiên dành riêng cho cộng đồng ngư dân trong khu vực bảo tồn để nuôi trồng, khai thác thủy sản. Các  hoạt  động  nuôi  trồng,  khai  thác  thủy  sản  tiến  hành  trong  Khu  Bảo  tồn biển phải  tuân  thủ  đầy  đủ  những  quy  định  về bảo  vệ  môi  trường,  sinh  cảnh, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Khuyến khích áp dụng các hình  thức  nuôi  trồng  thủy  sản  sinh  thái  không  gây  ảnh  hưởng  xấu  đến  môi  trường sống  của  các  loài  thủy  sinh  vật  theo  kế  hoạch,  quy  hoạch  được  cấp  có  thẩm  quyền phê duyệt.

Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm mục đích bảo vệ và phát  triển  Khu  Bảo  tồn  biển;  tổ  chức  các  hoạt  động  nghiên  cứu,  ứng  dụng,  chuyển giao khoa học công nghệ để nâng cao năng suất sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, cải thiện đời sống cho cư dân trong và xung quanh Khu Bảo tồn biển. Hoạt  động  thăm  dò  tài  nguyên,  khoáng  sản;  khảo  sát,  khảo  cổ  dưới  nước trong Khu Bảo tồn biển phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép và phải tuân thủ các  quy  định  pháp  luật  hiện  hành  về  bảo  vệ  môi  trường  và  các  quy  định  pháp  luật khác có liên quan.

Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp; chăn nuôi gia súc phải nhốt chuồng và xử lý chất thải để không ảnh hưởng đến môi trường Khu Bảo tồn biển.  Khuyến khích sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh, canh tác theo Chương trình quản lý tổng hợp cây trồng, không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học Khu Bảo tồn biển.

Việc tổ chức các hoạt động du lịch, văn hóa, thương mại không được làm ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi, sinh cảnh của Khu Bảo tồn biển. Các dự án phát triển du lịch  trong  Khu  Bảo  tồn  biển  phải  được  Ban  Quản  lý  Khu  Bảo  tồn  biển  thống  nhất trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khuyến khích cộng đồng cư dân tham gia các hoạt động du lịch, thương mại, văn hóa và các hoạt động khác không bị cấm trong Khu Bảo tồn biển. Tất cả các hoạt động du lịch, văn hóa, thương  mại trong Khu Bảo tồn biển đều phải  tuân  thủ  sự  kiểm  soát  của  Ban  Quản  lý  Khu  Bảo  tồn biển  và  các  cơ  quan chức năng theo quy định của pháp luật.

Các  phương  tiện  giao  thông  đường  thủy  phải  tuân  thủ  quy  định  về phương tiện thủy nội địa được quy định tại Luật Giao thông đường thủy nội địa. Các dự án nạo vét luồng lạch trong Khu Bảo tồn biển khi thực hiện phải được sự thống nhất của Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển và phải được thẩm định, đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền. Lê Trang (tổng hợp)  

1420 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 784
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 785
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87022108