Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi  

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ trong việc quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình và một số nội dung của Đề án.
 
 
Ảnh minh họa 

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 vừa ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Quy chế này quy định về nguyên tắc, nhiệm vụ, quyền hạn; chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Ban Chỉ đạo Trung ương).

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 1014/QĐ-TTg ngày 14/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, Ban Chỉ đạo Trung ương nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách có liên quan để thực hiện hiệu quả Chương trình và các nhiệm vụ, giải pháp khác của Đề án; giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối hoạt động giữa các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình và các nhiệm vụ, giải pháp khác của Đề án.

Bên cạnh đó, giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, điều hành Chương trình và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp khác của Đề án; kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong quá trình thực hiện.

Ban Chỉ đạo Trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ trong việc quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình và một số nội dung của Đề án.

Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; tập thể thảo luận, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương kết luận và chỉ đạo thực hiện. Các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, sử dụng bộ máy của các cơ quan để hoạt động.

Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đặt tại Ủy ban Dân tộc là cơ quan tham mưu giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương trong quản lý, điều phối và tổ chức thực hiện các giải pháp cụ thể của Chương trình và các nội dung có liên quan của Đề án.

*Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 cũng đã ký ban hành Chương trình công tác năm 2021 của Ban Chỉ đạo này.

Theo đó, thành viên Ban chỉ đạo Trung ương và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (các bộ, cơ quan Trung ương), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021. Cụ thể, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình; thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định đầu tư Chương trình theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công; kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo ở các cấp theo quy định của pháp luật về quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản điều hành quản lý, văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện Chương trình và một số nội dung của Đề án tổng thể; tổ chức quán triệt, tuyên truyền phổ biến đến các tổ chức, cá nhân liên quan và người dân về Chương trình và một số nội dung của Đề án tổng thể; tham mưu, đề xuất các giải pháp huy động, đa dạng hóa các nguồn lực thực hiện Chương trình, nhất là nguồn vốn ODA và huy động thêm nguồn vốn từ xã hội hóa, đóng góp hợp pháp của cộng đồng để bổ sung cho Chương trình.

Đồng thời, chú trọng công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình và một số nội dung của Đề án tổng thể; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Chương trình năm 2021./.

 
Mạnh Hùng
154 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 926
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 926
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87106485