Quốc hội bàn thảo Đề án tháo gỡ “5 nhất” đáng buồn 

(Chinhphu.vn) – Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể về Đề án tổng thể phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số và miền núi, với nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc phân tích tính hiệu quả của Đề án và giải pháp để vùng này phát triển nhanh và bền vững thời gian tới.

 

Đại biểu Y Khút Niê (Đắk Lắk) phát biểu tại Hội trường. Ảnh VGP/ Nhật Bắc

Nhiều chính sách nhưng lại phân tán, thiếu nguồn lực thực hiện

Là người đăng đàn đầu tiên phát biểu về Đề án tổng thể phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại Kỳ họp này, Phó Ban dân vận Trung ương Nguyễn Phước Lộc cho rằng, bên cạnh những kết quả to lớn từ khi bắt đầu thực hiện chính sách giảm nghèo năm 1993 đến nay, chúng ta có hiện vẫn còn đến 118 chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc và miền núi nhưng vẫn còn tiếu tính thống nhất, phân tán, chồng chéo, do nhiều bộ ngành quản lý dẫn đến hiệu qủa chưa cao

Đại biểu Đinh Duy Vượt (tỉnh Gia Lai), bày tỏ phấn khởi khi Quốc hội thảo luận về Đề án này, đó là sự tri ân đối những đóng góp của đồng bào đối với đất nước và góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi còn nhiều khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn 118 chính sách còn hiệu lực, dẫn đến tình trạng “bội thực chính sách” nhưng lại “thiếu nguồn vốn thực hiện” như chính sách bảo vệ rừng, chính sách cấp phát báo không thu tiền… dẫn đến không phát huy hiệu quả, có khi chính sách này triệt tiêu chính sách khác, hoặc “dân cần nhưng quan chưa vội, quan có vội, quan lội quan sang”… Từ đó, đại biểu đề nghị thu hồi đất của các nông lâm trường quản lý và sử dụng không hiệu quả để giao cho bà con dân tộc thiểu số sử dụng, bởi tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở của vùng đồng bào dân tộc miền núi vẫn còn nhiều, cái đói cái nghèo vẫn đeo bám bà con.

Các đại biểu Y Khút Niê (Đắk Lắk), Tống Thanh Bình (Lai Châu) góp ý cụ thể cho Đề án và sự cần thiết xây dựng Đề án này cũng như thống nhất việc Quốc hội ban hành Nghị quyết tại Kỳ họp này để thực hiện chính sách dân tộc ngày càng có hiệu quả hơn, góp phần nang cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiếu số và miền nùi. Tuy nhiên, theo các đại biểu, việc thực hiện và hiệu quả của các chính sách này vẫn chưa được như mong muốn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn “5 nhất” không vui như: tỷ lệ nghèo cao nhất, tiếp cận dịch vụ xã hội thấp nhất, điều kiện khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, KT-XH thấp nhất. Qua đó, đại biểu đề nghị, Đề án phải tháo gỡ được “5 nhất” đáng buồn này. Muốn vậy, phải có cách tiếp cận thực sự hiệu quả, với nhiều điểm mới chứ không đi theo lối mòn lâu nay khi thực hiện các đề án.

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) phát biểu sáng 1/11. Ảnh VGP/ Nhật Bắc.

Đánh thực tiềm lực và nội lực của đồng bào dân tộc thiểu số

Qua đó, đại biểu đề nghị có chính sách cụ thể để nâng tỷ lệ nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các cấp, các ngành, nhất là cán bộ dân tộc có trình độ, được đào tạo bài bản để thực hiện nhiệm vụ ở vùng khó khăn này.

Một số đại biểu khác đưa giải pháp cụ thể cho Đề án. Theo đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An), chúng ta phải đánh thức được tiềm năng, giúp đồng bào khơi dậy nội lực, làm chủ cuộc sống và tạo sinh kế thu nhập cho đồng bào như xây dựng kinh tế hộ sao cho phù hợp với vùng dân tộc miền núi, làm thay đổi bộ mặt cảnh quan miền núi, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này, khuyến khích người dân khởi nghiệp để làm chủ trên chính mảnh đất của mình, việc phát triển rừng và giao đất rừng của các nông lâm trường cho bà con dân tộc để dân có tư liệu sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế như không giao hoặc chậm giao đất, nếu có thì giao đất xấu, giao trên giấy, giao đất dự án, giao đất có cây trồng dẫn đến khó xác định đền bù khi bàn giao…

Đại biểu Đinh Thị Bình (Phú Thọ) phân tích, quan điểm lâu nay trong việc thực hiện chính sách vẫn là “hỗ trợ” cho đồng bào, nên tán thành cao việc chuyển sang quan điểm “đầu tư phát triển” cho đồng bào là đúng đắn. Đại biểu đề nghị, Đề án cần quan tâm đến việc “tích hợp chính sách” không ghép cơ học các dự án hiện hành, dẫn đến hiệu quả không cao, rà soát cân đối nguồn lực để bố trí đủ vốn cho việc thực hiện, tránh tình trạng “chính sách dân tộc như một loại quả đẹp nhưng không ăn được”, đại biểu ví von.

Lê Sơn

323 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1008
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1008
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87187160