Quảng Trị với công tác chuyển đổi số 

Xác định chuyển đổi số là giải pháp quan trọng hàng đầu trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị, là công cụ tạo đột phá trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, là mục tiêu và động lực tăng trưởng kinh tế, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội của địa phương; ngày 21/9/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2443/QĐ-UBND lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị.

Đến nay 100% các sở, ban ngành và địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, trong đó người đứng đầu các địa phương, đơn vị là trưởng các Ban Chỉ đạo chuyển đổi số. 100% các sở, ban ngành và địa phương đã bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm tham mưu công tác chuyển đổi số và an toàn thông tin. Toàn tỉnh đã thành lập 115 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã và 715 tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn với tổng số 4.327 thành viên. Năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai 10 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ công chức tỉnh. Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia và Ngày chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp cùng Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Cuộc  thi  trực  tuyến  “Tìm  hiểu  kiến  thức  về Chuyển đổi số” nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong cán bộ công chức, viên chức và người lao động thuộc Công đoàn viên chức tỉnh Quảng Trị.

Về hạ tầng số: đến nay 99,53% dân số trưởng thành của tỉnh có điện thoại thông minh với 95.22% hộ gia đình có người có điện thoại thông minh; Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang ước đạt 80,51%; 100% các cơ quan nhà nước có kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng. Quảng Trị, hiện có 8 nền tảng số được triển khai trên địa bàn tỉnh như: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh; Nền tảng giám sát điều hành thông minh; Nền tảng trợ lý ảo với tổng đài AI 1900868674; Nền tảng giám sát an toàn thông tin…

Việc chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh trên cả 3 trụ cột chính: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Về chính quyền số: Cổng thông tin điện tử tỉnh, Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh đã kết nối với Trung tâm giám sát quốc gia về chính phủ số và đã chuyển đổi sang công nghệ IPv6; Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh đã cung cấp 747 dịch vụ công trực tuyến một phần và 959 dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Về kinh tế số: Toàn tỉnh hiện có 737 doanh nghiệp công nghệ số với 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có triển khai nền tảng hóa đơn điện tử. Ngoài sàn thương mại điện tử của tỉnh, Quảng Trị hiện có 3.757 sản phẩm được đưa lên các sàn thương mại điện tử Voso và Postmart (đứng thứ 6/19 tỉnh thành trong khu vực), với 16.000 giao dịch thương mại điện tử được thực hiện trên các sàn thương mại điện tử này; có 113.335 hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số; tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử đạt 55% (xếp thứ 4/19 tỉnh thành trong khu vực). 100% cơ sở khám chữa bệnh và 100% các trường học, cơ sở giáo dục đảm bảo các điều kiện và chấp nhận thanh toán học phí, phí, lệ phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Theo Báo cáo chuyên đề về giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực của Bộ Thông tin và Truyền thông; ước tính tỷ trọng kinh tế số trên GRDP của tỉnh đạt 9,03% và đứng vị trí thứ 26 trên toàn quốc.Về xã hội số: Toàn tỉnh hiện có 86.936 hồ sơ đăng ký định danh điện tử, trong đó có 11.768 tài khoản đã được kích hoạt; Quảng Trị có 487.083 tải khoản thanh toán đang hoạt động, tỷ lệ bình quân dân số có tài khoản thanh toán ước đạt trên 65%. Toàn tỉnh có 137.428 hộ gia đình có địa chỉ số. Ngoài Cổng thông tin điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến, đến nay Quảng Trị đã thiết lập Cổng thông tin phản ánh hiện trường nhằm giúp người dân được tham gia vào cùng cơ quan nhà nước giải quyết vấn đề của địa phương với chính quyền.

Với quyết tâm chính trị coi chuyển đổi số là nhiệm vụ tất yếu, vừa cấp bách, vừa lâu dài; phải được tiến hành khẩn trương, kiên trì, liên tục với những bước đi chắc chắn, có trọng tâm, trọng điểm, kế thừa những thành tựu phát triển khoa học công nghệ và phù hợp với thực tiễn của địa phương; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển các nền tảng công nghệ số, nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số nhất định trong năm 2024 và những năm tiếp theo công tác chuyển đổi số ở Quảng Trị sẽ có chuyển biến mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.

                                  Nguyễn Trí Ánh

                             

166 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 471
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 471
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87001896