QUẢNG TRỊ TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN (Kỳ 3) 

Đại hội lần thứ XVI (2015 – 2020) diễn ra trong bối cảnh đất nước ta giành được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, có ý nghĩa lịch sử trong gần 30 năm đổi mới, thế và lực tăng cao đã làm tăng sức mạnh quốc gia, vị thế, uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Ở tỉnh ta, mặc dù còn nhiều khó khăn do nguyên nhân và chủ quan nhưng đã giành được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, làm tiền đề vững chắc cho phát triển những năm tới.

Chủ đề của Đại hội là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cảu Đảng bộ; phát huy mọi nguồn lực, đẩy mạnh cải cách hành chính và thu hút đầu tư; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế-xã hội; phấn đấu đưa Quảng Trị đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước”.

Đại hội đánh giá tình hình thực Nghị quyết Đại hội XV: Nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 7,4%/năm, cao hơn mức bình quân của cả nước. GDP bình quân đầu người của tỉnh năm 2015 ước đạt 34 triệu đồng (1.619 USD), bằng 73,6% GDP bình quân đầu người của cả nước. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2015 ước đạt trên 2.450 tỷ đồng, tăng bình quân 16,6%/năm (Chỉ tiêu Đại hội XV đề ra là 17%/năm). Thu nội địa tăng liên tục qua các năm, từ 748 tỷ đồng năm 2010 lên khoảng 1.350 tỷ đồng năm 2015.

Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển ổn định và khá toàn diện. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả khá; huy động được sự tham gia của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và các nguồn lực trong nhân dân. Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh sẽ có 19 xã đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, chiếm 16,2% tổng số xã.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển; Thương mại - dịch vụ phát triển ổn định. Công tác quản lý, điều hành ngân sách được thực hiện chặt chẽ.

 Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng, kết cấu hạ tầng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển khá toàn diện trên tất cả các vùng.

Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế từng bước được nâng lên, năng suất lao động xã hội từ 40 triệu đồng/lao động năm 2011 tăng lên 57,3 triệu đồng/lao động năm 2015; nhiều tiêu chí về lĩnh vực văn hóa - xã hội cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

 Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển ổn định và khá toàn diện; nông nghiệp và kinh tế nông thôn đang có những chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng giá trị ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 3,7%/năm, xấp xỉ đạt chỉ tiêu Đại hội XV đề ra.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi theo hướng đẩy mạnh khai thác tiềm năng lợi thế của từng vùng. Hình thành một số vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến và nhu cầu thị trường. Cơ giới hóa các khâu trong sản xuất được tăng cường. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản trên một đơn vị diện tích. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt gần 25 vạn tấn/năm. Diện tích cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu đến năm 2015 ước đạt 27.180 ha, đạt chỉ tiêu đề ra (Chỉ tiêu Đại hội XV: 2015, cao su 19.000 - 20.000 ha, Cà phê 5000 - 5.500 ha, hồ tiêu 2500 - 2700 ha).

Chăn nuôi có bước chuyển biến từ hình thức nhỏ lẻ, phân tán sang hình thức trang trại, gia trại theo hướng thâm canh bán công nghiệp gắn với an toàn dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường. Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong tổng giá trị nông nghiệp tăng từ 20,4% năm 2010 lên 29,6% vào năm 2015.

Diện tích trồng rừng tập trung từ năm 2011 đến năm 2015 ước đạt 29.705 ha, vượt chỉ tiêu đề ra; tỷ lệ độ che phủ rừng tăng từ 46,7% năm 2010 lên 49,5% năm 2015. Giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng bình quân 12,7%/năm.

Thuỷ sản phát triển cả về nuôi trồng, đánh bắt, dịch vụ và hậu cần nghề cá. Tổng sản lượng thủy hải sản từ 24.668 tấn năm 2010 tăng lên 32.100 tấn năm 2015, đạt chỉ tiêu đề ra. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2015 ước đạt 1.126,67 tỷ đồng, tăng bình quân 6,5%/năm.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng giá trị công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8,9%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 ước đạt 6.651 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 11,2% (Chỉ tiêu ĐHXV: 18 - 19%). Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng, tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản giảm. Công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển.

Đã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng Khu Đông Nam, quy hoạch Trung tâm điện lực Quảng Trị, đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị để sớm khởi công nhà máy nhiệt điện than 1.200MW. Tiếp tục được đầu tư kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Nam Đông Hà, Khu công nghiệp Quán Ngang, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và 13 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu của địa phương; nhiều giải pháp, kỹ thuật mới trong xây dựng được áp dụng. Giá trị sản xuất xây dựng tăng bình quân 5%/năm.

Thương mại - dịch vụ phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng giá trị thương mại - dịch vụ bình quân ước đạt 8,4%/năm (Chỉ tiêu ĐHXV: 10 -11%.). Tổng mức bán lẽ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 18,9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 63,4 triệu USD năm 2010 lên 210 triệu USD năm 2015, tăng bình quân 27%/năm,  vượt chỉ tiêu đề ra (Chỉ tiêu ĐHXV tăng 18,6%.). Cửa khẩu La Lay đã được nâng cấp trở thành cửa khẩu quốc tế. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được chú trọng triển khai đạt kết quả bước đầu. Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản được kiềm chế (Chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 22,12%, năm 20123,94%, năm 2013  9,86% và năm 2014 là 3,3%).

Các dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, vận tải, kho bãi, quá cảnh hàng hóa, chăm sóc sức khoẻ, tư vấn, bảo hiểm,…phát triển cả số lượng và chất lượng.

Đã hình thành một số sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh có thương hiệu như: du lịch các di tích lịch sử cách mạng, du lịch hoài niệm, tâm linh, du lịch mua sắm,... Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được quan tâm thực hiện. Tổng lượng khách du lịch tăng dần qua các năm; doanh thu du lịch tăng bình quân 11,5%/năm.

Hoạt động của hệ thống ngân hàng thực hiện nghiêm túc chính sách tiền tệ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Tổng dư nợ cho vay tăng bình quân 18,65%/năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp.

Công tác quản lý, điều hành ngân sách được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định. Công tác thu ngân sách, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu được ngành thuế, ngành hải quan và các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện tốt.

Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 28,9% năm 2010 xuống 22,5% năm 2015; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 35,5% năm 2010 lên 37,9% năm 2015 và tỷ trọng thương mại - dịch vụ tăng từ 35,6% năm 2010 lên 39,6% năm 2015. Trong nội bộ các khu vực kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

Các loại hình doanh nghiệp phát triển cả về quy mô, số lượng, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đóng góp gần 40% GRDP. Các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý được đổi mới, sắp xếp lại, sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, tổ hợp tác tiếp tục phát triển.

Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế có bước dịch chuyển. Năm 2010, tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng là 15,2%, thương mại - dịch vụ là 23,1 %, nông, lâm, ngư nghiệp là 61,7 %; đến năm 2015 tỷ lệ tương ứng là 15,7%, 28,8%, 55,5%.

Nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng, kết cấu hạ tầng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2011-2015 ước đạt 41.258 tỷ đồng, gấp 2,35 lần so với 5 năm 2006-2010 và bằng 91,7% chỉ tiêu Đại hội XV đề ra (chỉ tiêu đại hội XV là 45.000 tỷ đồng).

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển khá toàn diện trên tất cả các vùng. Hạ tầng thương mại, dịch vụ tiếp tục được đầu tư. Nhiều công trình giao thông đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới. Tỷ lệ nhựa hóa tuyến đường tỉnh đạt 100%, tỷ lệ kiên cố hóa tuyến đường huyện đạt 52,2%, tỷ lệ kiên cố hóa tuyến đường thôn, xóm, bản, ngõ phố đạt 41,8%. Xây dựng mới và nâng cấp hơn 1.000 km đường giao thông nông thôn. Hệ thống các công trình thuỷ lợi được chú trọng đầu tư nâng cấp và xây dựng mới. Hệ thống cấp nước sinh hoạt, xử lý nước thải, chất thải rắn tiếp tục được đầu tư. Các trạm biến áp, mạng lưới điện trung, hạ áp, nhất là lưới điện nông thôn được chú trọng nâng cấp, xây dựng mới. Đến cuối năm 2015, 100% thôn, bản có điện, 99,5% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia. Hạ tầng bưu chính viễn thông được đầu tư phát triển mạnh. Mạng điện thoại cố định, internet và di động đã phủ khắp trong toàn tỉnh. Cổng thông tin điện tử của tỉnh đảm bảo cung cấp 100% các dịch vụ hành chính công trực tuyến. Hệ thống trường học, bệnh viện, trạm y tế, công trình phục vụ hoạt động văn hoá, thể thao, ... được đầu tư đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Hạ tầng kỹ thuật đô thị được quan tâm đầu tư, đã cơ bản hình thành được 2 chuỗi đô thị theo các trục Bắc - Nam và Đông - Tây với 13 đô thị, tỷ lệ dân số thành thị chiếm 29,4% dân số toàn tỉnh.

Thông qua việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác; kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh khu vực nông thôn, đặc biệt là các xã vùng bãi ngang ven biển, các xã miền núi, xã đặc biệt khó khăn đã được tăng cường. Tạo sự phát triển hài hoà giữa đô thị và nông thôn. Phan Văn Lãn

375 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 898
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 898
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87028519