Quảng Trị tăng nhanh diện tích lúa thích ứng biến đổi khí hậu 

(NDĐT)- Ðể phát triển nông nghiệp theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, từ đầu nhiệm kỳ, Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển, khuyến khích kêu gọi các nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2015-2020, trong đó chú ý phát triển diện tích lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.

Quảng Trị tăng nhanh diện tích lúa thích ứng biến đổi khí hậu

Nông dân Quảng Trị thu hoạch lúa thích ứng biến đổi khí hậu vụ hè thu. Ảnh: LÂM QUANG HUY

Qua ba năm (2017-2020), mô hình trồng lúa "Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu" (CSA) của tỉnh đem lại kết quả tốt. Trồng lúa theo mô hình CSA, nông dân được hỗ trợ tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm sử dụng công cụ sạ hàng để gieo cấy, ứng dụng các giống lúa mới, ngắn ngày, chất lượng cao, bảo đảm phẩm cấp; áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trong sản xuất. Qua đó, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật từ hai đến ba lần/vụ so với trước đây; giảm lượng phân đạm urê từ 30 đến 36 kg/ha/vụ; tiết kiệm được 30 kg giống/ha; giảm công chăm sóc và hạn chế sâu bệnh gây hại. Ðồng thời với tiết kiệm được nhiều vật tư nông nghiệp, tiết kiệm nước tưới thì năng suất lúa bình quân trên diện tích CSA cũng cao hơn ruộng đại trà từ 5 đến 6 tạ/ha/vụ; lợi nhuận bình quân của lúa CSA cao hơn ruộng đại trà từ 5 đến 7 triệu đồng/ha/vụ. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong hoạt động sản xuất được nâng cao. Hiệu quả về môi trường của CSA cũng thể hiện rõ rệt thông qua kết quả đo lượng phát thải khí nhà kính ở mô hình của hợp tác xã Phước Thị, tại xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh.

Năm 2019, diện tích lúa CSA của hai mô hình nhân rộng chính và đại trà tại Quảng Trị đạt 3.735 ha; năm 2020 tăng lên gần 5.500 ha. Qua các vụ sản xuất đã giúp phổ biến các bước thực hành CSA để áp dụng phù hợp từng biện pháp kỹ thuật trong sản xuất; khuyến khích các địa phương mạnh dạn hơn nữa, triển khai thực hiện diện tích ngày càng lớn hơn. Mô hình này tạo bước đột phá trong quá trình thâm canh cây lúa, thay đổi phương thức canh tác cũ bằng phương thức canh tác mới, phù hợp với thích ứng biến đổi khí hậu hiện nay. Thời gian tới, tỉnh Quảng Trị tiếp tục tăng nhanh diện tích lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại các địa phương.

PV

234 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 804
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 804
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78228430