Quảng Trị: Mô hình nhà vệ sinh tự động góp phần bảo vệ môi trường 

(TN&MT) - Các em học sinh thường có tâm lý e ngại khi bước vào nhà vệ sinh. Mô hình này sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề cấp thiết và bất cập hiện nay như ô nhiễm, ý thức giữ vệ sinh chung, tiết kiệm điện nước... Đó là mô hình “Nhà vệ sinh trường học tự động HKH” của em Hoàng Kim Hiếu, học sinh trường THPT Vĩnh Linh (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).
Hiếu cho biết, mỗi lần đi vệ sinh ở trường học hoặc chỉ đi ngang qua nhà vệ sinh thì em luôn ngửi thấy có một mùi hôi khó chịu và cảm giác không muốn đi vệ sinh nữa. Không chỉ mỗi mình em cảm nhận thấy điều này mà còn nhiều bạn cũng có chung tình cảnh như em. Việc nhiều bạn nhịn đi vệ sinh vì nhà vệ sinh quá hôi sẽ rất có hại cho sức khỏe, gây ra nhiều bệnh cho thận.
 
1-Quảng Trị-Mô hình nhà vệ sinh tự động góp phần bảo vệ môi trường

Mô hình nhà vệ sinh tự động HKH

Nguyên nhân dẫn đến mùi hôi chính là do khí Amoniac có trong nước tiểu. Khí này thoát ra từ nước tiểu nếu như nước tiểu không được dội đi hoặc không được xử lí đúng cách. Đồng thời bóng đèn ở nhà vệ sinh được các bác bảo vệ bật 24/24 dù không có người sử dụng. Điều này gây lãng phí nguồn điện khá lớn.

“Nhận thấy những điều trên rất bất cập, em đã quyết định làm ra một hệ thống như mô hình nhà vệ sinh tự động HKH để giải quyết vấn đề này. HKH cũng là tên viết tắt của em đó...”, Hiếu nói.

Mô hình nhà vệ trường học tự động có nguyên lý như sau: khi có người bước vào nhà vệ sinh, cảm biến chuyển động sẽ tiếp nhận thông tin và truyền thông tin này vào bộ xử lý (modun reley). Bộ xử lý khi nhận được thông tin sẽ kích hoạt relay hoạt động, relay hoạt động mạch sẽ được đống kính, đèn được bật sáng. Đồng thời bật luôn hệ thống thông khí Amoniac.
 
2-Quảng Trị-Mô hình nhà vệ sinh tự động góp phần bảo vệ môi trường

Hiếu đang khởi động hệ thống tự xả của mô hình

Khi người dùng bước đến bồn cầu và sử dụng, cảm biến tiệm cận sẽ tiếp nhận thông tin và truyền về bộ xử lý. Bộ xử lý khi nhận được thông tin sẽ kích hoạt relay, khởi động van điện từ 1 (van điện từ 2 đóng), nước sẽ được xả vào bồn chứa nước nhỏ, khi nước chảy vào bồn chứa nước nhỏ với một thể tích nhất định, van sẽ tụ ngắt nhờ vào cảm biến nước. Khi người dùng sử dụng xong nhà vệ sinh, van điện từ 2 được bật( van điện từ 1 đóng), nước được xả ra bồn vệ sinh. Đồng thời tắt luôn đèn và hệ thống thông khí Amoniac. Cảm biến nước có chức năng giới hạn nước ở bồn nhỏ khi người dùng sử dụng quá lâu; đồng thời giúp tiết kiệm nước...

Theo Hiếu, điểm mới của nhà vệ sinh trường học HKH là có 4 hệ thống mà các nhà vệ sinh trường học khác không có. Đó là hệ thống tự bật đèn khi có người sử dụng và tự tắt đèn. Hệ thống tự bật hệ thống thông khí Amoniac. Hệ thống ngắt và báo khi nước đầy bồn. Cuối cùng là hệ thống tự động xả nước khi đi vệ sinh xong.

Tính sáng tạo của 4 hệ thống là đều tự động điều khiển bằng các cảm biến đơn giản. Đồng thời có tính áp dụng trong cuộc sống rất cao. Điểm mới và sáng tạo nữa là nhà vệ sinh trường học có nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống như giúp thoát khí Amoniac, tạo cảm giác dễ chịu cho học sinh khi sử dụng. Giúp trừ khử mùi hôi tận gốc, nâng cao ý thức cho học sinh, tiết kiệm nguồn nước sạch, tiết kiệm điện từ đó giúp tiết kiệm tiền và bảo vệ môi trường. Ngăn chặn sự xâm nhập của vết ố do không xả nước, tiết kiệm thời gian chùi rửa bồn cầu...
 
3-Quảng Trị-Mô hình nhà vệ sinh tự động góp phần bảo vệ môi trường

Hoàng Kim Hiếu (ảnh) có niềm đam mê nghiên cứu khoa học rất lớn...

“... Hệ thống tự dội nước không chỉ dùng cho bồn cầu nam mà có thể dùng cho bồn cầu nữ. Đồng thời hệ thống tự dôi nước có thể áp dụng vào một số công việc tự động khác trong nhà vệ sinh như xả nước rửa tay tự động. Nếu mô hình có thể áp dụng vào thực tế sẽ là một sản phẩm có ích rất nhiều cho cộng đồng”, Hiếu chia sẻ thêm.

Khi được hỏi về những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, Hiếu cho biết em gặp khó khăn về vật chất, tìm kiếm vật liệu, cả kiến thức và áp lực học tập. Nhưng rồi, niềm đam mê và sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè đã giúp em vượt qua những khó khăn đó để tạo ra được mô hình.

Mới đây, đề tài của Hiếu đã xuất sắc đã đạt giải Nhất huyện cuộc thi Sáng tạo trẻ năm 2017 và giải Ba cuộc thi Sáng tạo trẻ tỉnh Quảng Trị năm 2017.

“Sắp tới, mình sẽ cải tiến dần dần mô hình này để có thể áp dụng trong trường học, qua đó nâng cao nhận thức cho các bạn học sinh...”, Hiếu bộc bạch.

Văn Dinh - Minh Hy

641 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 823
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 823
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87262258