Chương trình nghiên cứu chỉ số PAPI là nỗ lực hợp tác hiệu quả giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam từ năm 2009. Chỉ số PAPI bao gồm 8 chỉ số nội dung (tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, thủ tục hành chính công; và cung ứng dịch vụ công, quản trị môi trường và quản trị điện tử); 28 nội dung thành phần, hơn 120 chỉ tiêu chí, hơn 550 câu hỏi về nhiều vấn đề chính sách của Việt Nam.
Theo kết quả công bố, mặc dù kết quả chung của tỉnh Quảng thuộc nhóm có chỉ số đánh giá thấp nhưng một số chỉ số thành phần lại đạt cao, như các chỉ số thủ tục hành chính công: 7.31; chỉ số cung ứng dịch vụ công: 7.2; chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công: 7.05. Đặc biệt, đối với chỉ số sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương (là một trong ba chỉ số thành phần của chỉ số quản trị điện tử) tỉnh Quảng Trị có điểm số 0,45, đứng thứ 3 toàn quốc.
Chỉ số API dựa trên trải nghiệm và đánh giá của người dân khi tương tác với các cấp chính quyền địa phương. Chỉ số PAPI đo lường mức độ hiệu quả trong công tác quản trị và hành chính công ở cấp tỉnh hàng năm thông qua 8 nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; quản trị điện tử.
Chỉ số PAPI năm 2019 khảo sát 14.138 công dân Việt Nam được lựa chọn ngẫu nhiên trên toàn bộ 63 tỉnh, thành trong cả nước. Các kết quả phân tích từ trải nghiệm và đánh giá của người dân thể hiện qua các trục nội dung của chỉ số PAPI sẽ là kênh thông tin quan trọng không chỉ phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân ở cơ sở mà còn là căn cứ cho hệ thống chính quyền các cấp, các nhà hoạch định chính sách kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách và phương pháp hoạt động cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.