Quan hệ Việt Nam – Nga: trang sử về tình hữu nghị; xuyên suốt nhiều thập niên 

Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga ngày nay kế thừa quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Liên Xô trong quá khứ. Sau một thời gian bị gián đoạn trước những biến động tại Liên Xô và Nga đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, bằng quyết tâm và nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân hai nước, quan hệ Việt - Nga đã có những bước tiến mạnh mẽ, tiếp nối xứng đáng truyền thống quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc.

* Việt Nam và Liên Xô chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 30/01/1950.

* 16/6/1994: Việt Nam và Liên bang Nga ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới.

* 01/3/2001: Việt Nam và Liên bang Nga ra Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược.

* 27/7/2012: Việt Nam và Nga ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ hơn nữa Đối tác chiến lược toàn diện. Đây là dấu mốc rất quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước.

* 30/01/2021: Việt Nam và Nga ra Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược đến năm 2030.

* Quan hệ chính trị Việt - Nga có độ tin cậy cao và không ngừng được củng cố. Trao đổi đoàn cấp cao diễn ra thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

1. Kinh tế, thương mại và đầu tư

* Thương mại: Trao đổi thương mại Việt - Nga những năm qua:

- Việt Nam xuất khẩu sang Nga gồm: điện thoại, điện tử, dệt may, giày dép, nông sản, thuỷ sản…

- Việt Nam nhập khẩu từ Nga gồm: than đá, lúa mỳ, sắt thép, phân bón, ô tô, máy móc, thiết bị các loại…

* Đầu tư: Tính đến tháng 4/2024, Nga có 186 dự án đầu tư tại 21 địa phương của Việt Nam, trong lĩnh vực dầu khí, khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo…

- Việt Nam có 18 dự án đầu tư tại Nga chủ yếu các dự án liên doanh dầu khí, trung tâm văn hoá - thương mại Hà Nội - Moscow, dự án chăn nuôi sữa bò và nông nghiệp

- Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả.

2. Hợp tác các lĩnh vực khác

* Hai bên đồng quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế, khu vực; phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế như: Liên Hợp Quốc, APEC, ASEM, ARF, CICA…

* Hợp tác An ninh - Quốc phòng được đẩy mạnh.

* Các hoạt động giao lưu văn hoá được tổ chức thường xuyên, góp phần tăng cường hiểu biết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

* Trước đây Liên Xô giúp Việt Nam đào tạo gần 40 nghìn cán bộ, chuyên gia thuộc nhiều chuyên ngành. Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực. Từ năm 2019, Nga đã tăng số học bỗng cho Việt Nam lên khoảng 1.000 suất/năm. Hiện có khoảng hơn 5.000 sinh viên Việt Nam du học tại Nga.

* Hợp tác khoa học - công nghệ tiếp tục được duy trì. Hai nước đã thực hiện các dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

* Hợp tác địa phương được duy trì, tăng cường thông qua trao đổi đoàn và ký kết nhiều thoả thuận hợp tác. Có khoảng 20 cặp quan hệ giữa các địa phương hai nước được thiết lập, đặc biệt giữa Hà Nội, TPHCM và Moscow, Saint-Petersburg.

 3. Cộng đồng người Việt Nam tại Nga

Cộng đồng người Việt (khoảng 60-80 nghìn người) đã làm ăn, sinh sống tại Nga 3 thập kỷ. Có những đóng góp đáng kể cho đất nước, đi đầu trong hoạt động từ thiện…

Quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây và với Liên bang Nga ngày nay là một mối quan hệ luôn nồng ấm, tin cậy, vượt qua mọi thử thách của thời gian và sự biến động của thời đại./. Anh Đào

136 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1473
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1473
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 84190378