Quan hệ Báo chí - Doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững 

(ĐCSVN) - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2017), sáng 19/6, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức Tọa đàm “Quan hệ Báo chí - Doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững”.

Tọa đàm xoay quanh mối quan hệ giữa báo chí với doanh nghiệp. Ảnh: TH

Tọa đàm có sự tham gia của ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; TS. Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Ủy viên ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo và đại diện một số doanh nghiệp trong nước.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, PGS, TS Đỗ Chí Nghĩa, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân khẳng định, mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp là mối quan hệ mật thiết, tương duyên. Mối quan hệ này không phải là nhà báo và doanh nghiệp nhìn vào nhau thuần túy mà cùng nhìn về phía trước. Nếu báo chí phát triển lành mạnh, nếu doanh nghiệp phát triển vững vàng và cùng nhìn về phía trước thì chúng ta sẽ có bệ đỡ hết sức quan trọng về mặt thông tin, về tính công khai, sự rành mạch trong đường ray phát triển cũng như là trụ đỡ của nền kinh tế thực sự mạnh mẽ, thực sự tạo cho xã hội phát triển về mặt vật chất và tinh thần để vững vàng đi về phía trước.

Tuy nhiên, trong dòng chảy chung, báo chí cũng có những khó khăn, doanh nghiệp cũng có những rào cản của cơ chế, tâm lý, của nền tảng khác trong sự phát triển của mình. Để giải bài toán này cần có sự nỗ lực của các bên đặc biệt là báo chí và doanh nghiệp không những giải bài toán cho chính mình mà còn giúp khơi thông nguồn lực, dòng chảy của xã hội được phát triển tiến về phía trước, trọng trách ấy rất lớn.

Tại buổi tọa đàm các khách mời đã chia sẻ ý kiến xoay quanh 3 nội cung cơ bản: Vai trò của báo chí trong phát triển kinh tế - xã hội; Thắt chặt mối quan hệ báo chí – doanh nghiệp; Báo chí trong thách thức mới về phát triển kinh tế bền vững. Hầu hết các ý kiến đều nhận định, nếu doanh nghiệp là nguồn đề tài phong phú để báo chí khai thác thì báo chí là cầu nối doanh nghiệp với Chính phủ, với cơ quan chức năng, với nhà đầu tư và với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, báo chí cũng giúp Chính phủ thấy được những khó khăn, bất cập trong chính sách, thể chế để thay đổi phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Đây là mối quan hệ biện chứng, nếu báo chí làm tốt vai trò, sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước./.

TH
750 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 802
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 802
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87061894