Phòng chống rửa tiền cần sự phối hợp đồng bộ 

(Chinhphu.vn) – Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017 được NHNN công bố mới đây đã nêu cụ thể mức độ, nguy cơ rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố trong từng lĩnh vực của nền kinh tế.

 
Đây là báo cáo được thực hiện sau gần 2 năm nghiên cứu, đánh giá của các chuyên viên, chuyên gia, viên nghiên cứu… Theo đó, ngân hàng là một trong những lĩnh vực có rủi ro cao nhất về rửa tiền. Bởi lượng tiền chuyển qua hệ thống ngân hàng là chính, số lượng lớn, tội phạm thường sử dụng tài khoản ngân hàng dưới tên người khác để nhận và chuyển các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp. 

Vì thế, NHNN đã đưa ra nhiều giải pháp, kế hoạch để nhận diện đối tượng, lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao, kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại và các nhân viên ngân hàng cũng phải nâng cao nhận thức, tăng cường nhận biết những giao dịch đáng ngờ (STR), để phòng tránh rủi ro.

Vấn đề chống rửa tiền được lãnh đạo Chính phủ và NHNN quan tâm. Vừa qua, NHNN phối hợp với một số bộ ngành, tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Báo cáo tóm tắt kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017 và Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố (RTTTKB) giai đoạn 2019-2020 được NHNN tổ chức cuối tuần qua đã truyền tải những thông tin hữu ích về các kết quả chính của hoạt động đánh giá rủi ro quốc gia.
 
Ông Phạm Gia Bảo, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền-NHNN. Ảnh:VGP/Huy Thắng.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Phạm Gia Bảo, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, cơ quan hải quan đã rất tích cực kiểm soát những giao dịch có dấu hiệu rửa tiền, để phối hợp cùng NHNN trong công tác phòng chống rửa tiền.

Theo ông Phạm Gia Bảo, các loại tội phạm nguồn có nguy cơ rửa tiền cao là tội tham ô tài sản, tội tổ chức đánh bạc, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy… Nhưng báo cáo đánh giá này không dựa trên số liệu về xét xử mà dùng từ nhiều nguồn thông tin khác, từ cả báo cáo đánh giá xu hướng của thế giới. Hơn nữa, để xử được tội liên quan đến rửa tiền, cơ quan chức năng phải xác định được tội phạm nguồn – đây là một trong những khó khăn trong việc xét xử rửa tiền tại Việt Nam. Bởi loại tội phạm này khác với các loại tội phạm khác, nên phải xác định được mới có hướng điều tra, truy tố theo tội rửa tiền. Chính vì thế, Việt Nam cần hoàn thiện các văn bản pháp luật hướng dẫn xác định tội phạm nguồn rửa tiền thì quá trình điều tra, truy tố tội rửa tiền sẽ thuận lợi hơn.

Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền Phạm Gia Bảo chia sẻ, các loại tội phạm liên quan đến ma túy có nguy cơ rửa tiền cao. Hiện NHNN là cơ quan đầu mối về phòng chống rửa tiền, NHNN đã gửi thông báo về kế hoạch, nhiệm vụ phòng chống rửa tiền tới các bộ, ngành liên quan. Tuy nhiên, cơ quan có trách nhiệm kiểm soát ma túy lại là công an, hải quan. Nên các cơ quan này phải có trách nhiệm rà soát, tăng cường hơn nữa để phát hiện tội phạm liên quan đến ma túy. Các cơ quan này cần có những phương án triển khai riêng về phòng chống rửa tiền.

Về vai trò của Hải quan, thời gian qua, Cục Phòng chống rửa tiền (NHNN) đã trao đổi nhiều thông tin liên quan, giúp sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ, ngành rất hiệu quả. Theo đó, qua kênh thông tin từ các ngân hàng, NHNN sẽ đưa ra những báo cáo về giao dịch đáng ngờ. Giao dịch nào có liên quan đến Hải quan, NHNN thường gửi sang cơ quan Hải quan để cùng phối hợp theo dõi, điều tra. Cơ quan Hải quan cũng đã rất tích cực phối hợp, kiểm soát, phát hiện ra các vụ việc đáng ngờ.
                                                                                                                            
   Anh Minh
304 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 794
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 794
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88319487