PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC – KẾT QUẢ QUAN TRỌNG, HƯỚNG ĐI MỚI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ 

Xác định tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã coi trọng việc lãnh đạo đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Đồng thời, chỉ đạo HĐND, UBND tỉnh căn cứ tình hình và nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ, trong đó có công nghệ sinh học để cụ thể hóa thành Nghị quyết, đề án, chương trình. Chính vì vậy, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh đã có những kết quả bước đầu nhưng rất quan trọng.

Nhận thức của cán bộ, đảng viên và đa số người dân về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học đã có bước chuyển biến rõ rệt. Việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị- xã hội các cấp quan tâm. Sự phối hợp hoạt động của các ngành, đặc biệt giữa các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Hội Nông dân Việt Nam tỉnh... với các địa phương, doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học ngày càng hiệu quả. Nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh đã mạnh dạn ứng dụng các kết quả, sản phẩm của công nghệ sinh học vào đời sống, nhất là các giống cây, giống con và các chế phẩm sinh học. Chẳng hạn, như một số hợp tác xã thuộc huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Vĩnh Linh, Gio Linh; hay như Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị đã có dự án phát triển lúa ViệtGAP, lúa hữu cơ Quảng Trị…đây là những dấu hiệu rất đáng mừng. Ngoài ra, còn có thể kể đến việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh đã có những kết quả cụ thể như ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phòng chống sâu bệnh đối với cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thuỷ hải sản; sản xuất giống cây lâm nghiệp bằng công nghệ nuôi cấy mô, ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong lĩnh vực môi trường, ứng dụng công nghệ khí sinh học (Biogas), chế phẩm E.M để xử lý ô nhiễm môi trường, ứng dụng công nghệ phân hủy sinh học kỵ khí (UASB) để bảo vệ môi trường, tận dụng nguồn khí metan trong quá trình xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn làm nhiên liệu sấy tinh bột. Trong lĩnh vực y tế, sử dụng công nghệ Biofast làm sạch nước thải bằng phương pháp sục ôzone kết hợp với men vi sinh... Việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đã góp phần hạn chế dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi... góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.Việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh học cũng đã góp phần thay đổi tập quán canh tác của nông dân từ lạc hậu, thủ công  thay đổi dần bằng tập quán canh tác hiện đại, áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, nguồn gốc sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Ngành chăn nuôi đã có nhiều chuyển biến cả về cơ cấu, chất lượng đàn cũng như những thay đổi về phương thức tập quán chăn nuôi [1]. Công nghệ sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng phấn khởi, có không ít vấn đề đang đặt ra: Đó là một số cấp ủy, chính quyền địa phương nhận thức chưa thật đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công nghệ sinh học, nhất là trong bối cảnh tình hình mới, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý dựa vào sự hỗ trợ của các chương trình, dự án trong quá trình ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, kinh doanh. Nguồn lực đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu; đội ngũ cán bộ chuyên sâu trên lĩnh vực công nghệ sinh học chưa nhiều và chưa có điều kiện để phát huy tốt nhất kiến thức, năng lực; những kết quả nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào các lĩnh vực sản xuất, đời sống ở các ngành, các địa phương chưa tạo được sự lan tỏa rộng rãi trong Nhân dân.

Công nghệ sinh học được xác định là nội dung quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đối với địa phương lĩnh vực nông nghiệp được xác định là bệ đở của nền kinh tế; nông thôn, nông dân là trọng điểm của các chính sách an sinh xã hội như tỉnh Quảng Trị; phát triển và tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học theo tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong thời gian tới cần tập trung làm tốt một số nội dung sau:

Một là, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học phải gắn kết chặt chẽ nhu cầu sản xuất và cuộc sống người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khoa học công nghệ nói chung, công nghệ sinh học nói riêng phải thực sự trở thành động lực trong phát kinh tế- xã hội của địa phương.

Hai là, ưu tiên nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp; là lĩnh vực địa phương có thế mạnh và nhiều dư địa để phát triển; trọng tâm là ứng dụng công nghệ tế bào, công nghệ vi nhân giống trong sản xuất giống cây lâm nghiệp, phục tráng các giống cây công nghiệp ngắn ngày, cây  màu địa phương có lợi thế thị trường tiêu thụ (môn, từ , tía, lạc, tiêu, dược liệu…) ; ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tạo đất, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý của địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, canh tác tự nhiên, xử lý chất thải trong chăn nuôi.

Ba là, hỗ trợ, tạo điều kiện hình thành các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng chuyển giao công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập các trung tâm, viên nghiên cứu công nghệ sinh học. Xây dựng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị từng bước trở thành cơ sở nghiên cứu, giảng dạy và chuyển giao khoa học và công nghệ nói chung, công nghệ sinh học nói riêng chủ lực của tỉnh.

Bốn là, tăng cường hợp tác với các địa phương trong nước để tiếp nhận, chuyển giao các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học có hiệu quả phù hợp điều kiện địa phương. Mở rộng quan hệ với các trường đại học, trung tâm nghiên cứu ngoài nước nhất là Thái Lan và các nước có nền công nghệ sinh học phát triển, ứng dụng thành công trong sản xuất. Nguyễn Trí Ánh-Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

 

[1]Tỷ lệ máu ngoại trong tổng đàn được nâng lên, quy mô và công nghệ cũng có nhiều chuyển biến.

1014 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 854
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 854
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77500131