Để đạt được kết quả như vậy, tỉnh Quảng Trị đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nhiều loại cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới theo hướng chuyển tư sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, xanh, sạch, bền vững thích ứng với biển đổi khí hậu. Với quan điểm ứng dụng công nghệ là phương thức ngắn nhất để nâng cao chất lượng và giá trị nông sản bên vững, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh những năm qua đã có một số dự án, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mang lại những tín hiệu tích cực trong sản xuất.
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Toàn tỉnh hiện có hơn 80 dự án phát triển nông nghiệp, trong đó có hơn 10 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, được áp dụng trên nhiều lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chế biến nông lâm thủy sản... Có hơn 50 nhà kính, nhà lưới sản xuất rau, củ quả, an toàn, chất lượng cao; hơn 11.000 ha cây trồng sử dụng, ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức sản xuất (hệ thống tưới tiết kiệm (1.000 ha), thiết bị bay không người lái (10.000 ha), hệ thống cảm biến, IoT, hệ thống giám sát sâu rầy thông minh...); có gần 110 ha nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao (nuôi tôm 2-3 giai đoạn); Có trên 70 trang trại chăn nuôi có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; diện tích rừng sản xuất bằng giống nuôi cấy mô theo quy trình trồng rừng gỗ lớn có chứng nhận chứng chỉ quản lý rừng bền vững ngày càng tăng... bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã và đang tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ sấy, bảo quản, chế biến nông sản... Ngoài ra, hơn 80% sản phẩm OCOP của tỉnh đã có mặt trên các của hàng thương mại điện tử, chợ Online... tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, có giá trị kinh tế cao làm nền tảng thúc đẩy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Nông nghiệp hữu cơ - canh tác tự nhiên
Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 1.300 ha cây trồng sản xuất theo hướng hữu cơ và hữu cơ, trong đó Diện tích sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên, theo hướng hữu cơ, VietGap, ATTP toàn tỉnh đến cuối năm 2023: 1.149 ha. Các mô hình/dự án sản xuất hữu cơ đã và đang thể hiện rõ tính hiệu quả trên cả 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường. Cụ thể, năng suất lúa tươi sản xuất hữu cơ bình quân đạt trên 65 tạ/ha. Doanh nghiệp thu mua lúa tươi ngay tại ruộng hoặc lúa khô với giá thỏa thuận từ đầu vụ, người sản xuất thu nhập 65 - 78 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí nông dân có lãi gần 30 triệu đồng/ha, cao hơn canh tác thông thường 7-10 triệu. Tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, việc sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ, có liên kết tiêu thụ ổn định, lâu dài, giá thu mua cao hơn giá thị trường 5.000 đồng/kg giúp người dân trên địa bàn xã ổn định sản xuất, lợi nhuận 48-50 triệu đồng/ha (cao hơn sản xuất truyền thống từ 15-20 triệu đồng/ha), góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân vùng Đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã thực hiện công tác quy hoạch phát triển sản xuất hữu cơ.
Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững việc đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp là hoạt động không thể thiếu. Thời gian qua, tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Đến nay, toàn tỉnh có 150 mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ hợp tác và người sản xuất trên địa bàn.
Các mô hình, dự án liên kết đã tạo ra phong trào sản xuất hàng hóa sâu rộng trong cộng đồng, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất cho đội ngũ ban quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác, làm nền tảng đổi mới phương thức tổ chức sản xuất trong giai đoạn mới, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững. Nhiều mô hình liên kết đã mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, đơn cử như mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ cà phê với sự tham gia của các đơn vị: Hợp tác xã Nông sản Khe Sanh, Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ xanh toàn cầu (Hà Nội), Công ty SX và TM Cát Quế (Hà Nội), Công ty Slow Coffee (Đan Mạch), Công ty TNHH PUN Coffee và một số mô hình liên kết tiêu biểu khác như: Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững; Mô hình Liên kết phát triển sản xuất lúa hữu cơ hay mô hình Liên kết sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu hữu cơ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành nông nghiệp, mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cạo, nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên và liên kết sản xuất theo chuỗi vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Việc nhân rộng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị còn chậm, chưa có bước phát triển đột phá; Cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi) chưa đáp ứng yêu cầu mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao; Chi phí sản xuất nông nghiệp hữu cơ cao, thời gian thu hồi vốn dài, chưa thu hút được nhiều Doanh nghiệp tham gia đầu tư; Chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước chưa đủ mạnh để khuyến khích đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao.
Do đó, để thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách toàn diện, bền vững và hiệu quả cần có sự quan tâm hỗ trợ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác tổ chức, chỉ đạo, định hướng thúc đẩy phát triển sản xuất, tiếp tục quan tâm, chỉ đạo triển khai những chủ trương, chính sách đặc thù của địa phương nhằm đẩy nhanh công cuộc tái cơ cấu kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Căn cứ quy hoạch tỉnh để triển khai các khu/vùng sản xuất quy mô hàng hóa, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên gắn với liên kết tiêu thụ nông sản, đồng thời tiếp tục nhân rộng các mô hình/dự án/chương trình hiệu quả đã triển khai. Vĩnh Long