Phát huy vai trò ngoại giao kinh tế, hỗ trợ DN vươn ra thị trường nước ngoài 

(Chinhphu.vn) – Các Đại sứ, Tổng Lãnh sự có vị trí vô cùng quan trọng trong công tác quảng bá về môi trường kinh doanh, tiềm năng và các sản phẩm dịch vụ thế mạnh của Việt Nam. Đây cũng là kênh cung cấp thông tin với độ tin cậy cao về thị trường, giúp doanh nghiệp (DN) Việt mở rộng thị trường.
Phát huy vai trò ngoại giao kinh tế, hỗ trợ DN vươn ra thị trường nước ngoài- Ảnh 1.
 

ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/HT

Đó là ý kiến của ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan Đại diện Việt Nam tại nước ngoài với các DN, Hiệp hội do VCCI phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức chiều ngày 12/11 tại Hà Nội.

Ông Hoàng Quang Phòng khẳng định: Trong những năm qua, VCCI luôn nỗ lực không ngừng đề thúc đẩy sự phát triển của DN, doanh nhân cũng như sự liên kết xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư của các DN ở Việt Nam, giữa DN Việt Nam với các đối tác nước ngoài.

Tình hình thế giới đang biến đổi nhanh chóng và khó dự đoán, do đó, cần có giải pháp để DN Việt Nam vươn mình khẳng định trên thị trường thế giới trước làn sóng mới trong đầu tư, chuyển giao công nghệ.

Các DN kỳ vọng các Đại sứ, Tổng lãnh sự nhận nhiệm vụ mới ở các nước có thể tiếp tục nghiên cứu về các chính sách phát triển kinh tế của nước bạn để học hỏi, đồng thời giúp DN dự báo được xu hướng kinh doanh, xác định thị trường ngách ở từng địa bàn.

Với phương châm ngoại giao kinh tế, bên cạnh sứ mệnh chính trị, các Đại sứ, Tổng Lãnh sự có vị trí vô cùng quan trọng trong công tác quảng bá về môi trường kinh doanh, tiềm năng và các sản phẩm dịch vụ thế mạnh của Việt Nam.

Phát huy vai trò ngoại giao kinh tế, hỗ trợ DN vươn ra thị trường nước ngoài- Ảnh 2.
 

Ông Đỗ Hùng Việt, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao phát biểu tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/HT

"Đây cũng là kênh cung cấp thông tin với độ tin cậy cao về thị trường, cũng như văn hóa, tập quán kinh doanh của nước bạn; kết nối, giới thiệu các đối tác tiềm năng và uy tín của nước bạn để giúp DN trong nước mở rộng thị trường, thu hút đầu tư; hỗ trợ trong xử lý các tranh chấp kinh tế quốc tế, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và ở nước ngoài", Phó Chủ tịch VCCI nhận định.

Ông Đỗ Hùng Việt, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao khẳng định: Các cơ quan ngoại giao sẵn sàng tiếp nhận nhu cầu của các DN trong việc kết nối, cung cấp các thông tin thị trường. Lãnh đạo Bộ Ngoại giao lưu ý: Do các biến động địa chính trị, kinh tế trên toàn cầu, trong thời gian tới sẽ có những điều chỉnh chính sách kinh tế như xu hướng bảo hộ thương mại, tăng thuế hàng nhập khẩu, yêu cầu cao hơn về nguồn gốc xuất sứ hàng hóa...

"Đảng, Nhà nước đã quan tâm thúc đẩy quan hệ với các nước, tuy nhiên, về phía các DN cũng cần chú ý để có các giải pháp sẵn sàng, điều chỉnh chính sách của mình để sẵn sàng thích với xu hướng bảo hộ thương mại, tăng thuế hay các yêu cầu cao hơn về nguồn gốc xuất sứ hàng hóa, siết chặt việc trung chuyển hàng hóa xuất khẩu lách thuế...", lãnh đạo Bộ Ngoại giao lưu ý.

Phát huy vai trò ngoại giao kinh tế, hỗ trợ DN vươn ra thị trường nước ngoài- Ảnh 3.
 

Toàn cảnh Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan Đại diện Việt Nam tại nước ngoài với các DN, Hiệp hội - Ảnh: VGP/HT

Bà Nguyễn Lê Thanh, Đại sứ Việt Nam tại Đan Mạch cho biết: Thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế, các cơ quan ngoại giao với các DN trong quá trình kết nối phát triển thị trường sang nước ngoài.

Đan Mạch có nhiều triển vọng hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như: Năng lượng điện gió, cơ khí, đóng tàu, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng... Đáng chú ý, Đan Mạch duy trì chính sách khá cơi mở, không rào cản... Đồng thời, Đan Mạch cũng tham gia Hiệp định Thương mại Việt Nam-EU(EVFTA). Hàng hóa Việt Nam khi qua được đến Đan Mạch cũng có thể tự do luân chuyển trong thị trường EU.

Đan Mạch có nhu cầu nhập nông sản lớn, tuy nhiên, các DN cần lưu ý việc thị trường châu Âu có xu hướng tiêu dùng xanh, ưu tiên các sản phẩm hữu cơ, giảm phát thải môi trường, thực phẩm lành mạnh, giảm thịt động vật, tăng thực vật, sản phẩm không chứa đường, sản phẩm có phẩm màu từ nguồn gốc thực vật...

"Các DN cần lưu ý các thị hiếu tiêu dùng của châu Âu để có các sản phẩm phù hợp để mở rộng cung cấp hàng hóa cho thị trường này", bà Nguyễn Lê Thanh nói.

Dưới góc độ DN, đại diện Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) chia sẻ: Các cơ quan ngoại giao đã có những hỗ trợ tích cực trong quá trình Viettel phát triển sang các thị trường mới. Thông qua một số hoạt động ngoại giao, sự kiện chung, Tập đoàn Viettel cũng cũng đã tận dụng cơ hội đề xuất để tham gia vào quá trình chuyển đổi số Chính phủ, mở rộng phạm vi hoạt động tại các thị trường mới tại châu Phi, châu Á...

Huy Thắng

23 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 798
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 798
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 86998344