Các hoạt động của học sinh sinh, viên Sài Gòn tẩy chay Bảo Đại, phản đối hành động khủng bố của giặc lan tỏa đến các trường Lê Bá Khai, Kỹ nghệ thực hành, Nguyễn Văn Khuê..rồi nhanh chóng được truyền ra trường Khải Định, Đồng Khánh (Huế); trường Chu Văn An, Trưng Vương, Dũng Lạc, An-be Xa rô, Văn Lang, Trí Tri, Đại học Y (Hà Nội).
Để đối phó với tình hình trên, Chính quyền nguỵ ra lệnh đóng cửa một số trường ở Sài Gòn - Chợ Lớn; trắng trợn bắt bớ, tra tấn dã man nhiều học sinh, sinh viên.
Sáng 9-1-1950, hàng ngàn học sinh sinh viên các trường Petrus Ký, Gia Long, Lê Bá Cang, Huỳnh Khương Ninh, Nguyễn Văn Huê, Trường Kỹ thuật Gia Định, trường Đại học Luật, Báo chí, Khoa học... biểu tình, đưa yêu sách đòi thả năm học sinh, sinh viên đã bị bắt(2); yêu cầu đảm bảo an ninh cho học sinh, sinh viên; mở cửa trường cho học sinh trở lại học tập. Cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên được nhân dân lao động ủng hộ nên mỗi lúc một đông. Dẫn đầu đoàn là học sinh Trần Văn Ơn, ban trung học Petrus Ký Sài Gòn.
Trước tình hình đó, 15 giờ ngày 9-1-1950, địch ra lệnh đàn áp cuộc biểu tình bằng vũ trang. Nhiều đoàn cảnh sát, cảnh binh vũ trang ồ ạt vây quanh biểu tình rồi nổ súng. Hai mươi bảy học sinh đã bị thương phải đưa vào điều trị tại 2 bệnh viện Sài Gòn và Chợ Rẫy, có 4 người bị vỡ sọ; Trần Văn Ơn là một trong hai người bị thương nặng và hy sinh sau đó vài chục phút. Linh cữu Trần Văn Ơn được đặt tại Bệnh viện Chợ Lớn. Trước quan tài nổi bật hai dòng chữ; “Chết vì Tổ quốc, chết nhưng vẫn sống. Sống kiếp việt gian, ô nhục muôn đời”. Hàng ngàn vòng hoa của các công sở, các nhà buôn của mọi tầng lớp nhân dân đã đặt giữa một hành lang của trường với những câu: “Nêu danh lịch sử, cảm gương Anh hùng, tinh thần Anh dũng nam nữ sinh viên bất diệt”.
Theo sự chỉ đạo của Thành uỷ Sài Gòn-Chợ Lớn, bắt đầu từ 10 giờ ngày 12/1/1950, nhân dân Thành phố đã biến đám tang anh Trần Văn Ơn thành cuộc biểu tình biểu dương lực lượng. Dẫn đầu cuộc biểu tình là Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Luật sư Trịnh Đình Thảo, Kỹ sư Lưu Văn Lang... cùng một sô đảng viên Đảng Cộng sản Pháp có mặt tại Sài Gòn. Tất cả các nhà hàng cửa hiệu đều đóng cửa. Các ngã đường đều đông nghẹt người. Hơn 5 vạn học sinh, sinh viên và đồng bào Sài Gòn-Chợ Lớn cùng với hơn 10 vạn đồng bào các giới đứng dọc đường phố tiễn biệt người học sinh yêu nước về cõi vĩnh hằng. Đám tang Trần Văn Ơn đã trở thành một cuộc đấu tranh chính trị làm thức tỉnh lòng yêu nước chống ngoại xâm, vạch mặt tay sai bán nước, đòi thực dân Pháp phaỉ cút khỏi Đông Dương của đồng bào miền Nam.Cuộc đấu tranh này vang dội cả trong và ngoài nước. Học sinh các tỉnh Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Biên Hoà, Thủ Dầu Một... Huế, Hà Nội tổ chức lễ truy điệu Trần Văn Ơn, biểu tình hô vang các khẩu hiệu: “ Đá đảo bọn giết người” . Đoàn học sinh sinh viên Liên đoàn dân chủ Thế giới đã gữi điện ủng hộ.
Với ý nghĩa đó, ngày 23-11-1950 Xứ uỷ Nam Bộ chỉ thị lấy ngày 9-1-1950 là ngày đấu tranh chung của học sinh. Đại hội Thanh niên Việt Nam họp tháng 2-1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9-1 làm ngày truyền thống Học sinh, Sinh viên Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ V họp tháng 11/1993 tại Hà Nội đã quyết định lấy ngày 9-1 làm ngày truyền thống Hội Sinh viên Việt Nam.
67 năm qua, phát huy truyền thống yêu nước, lớp lớp học sinh, sinh viên cả nước trong đó có tỉnh ta đã đẩy mạnh phong trào học tập, vì ngày mai lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều học sinh, sinh viên nước ta đã đạt thành cao trong học tập trong nước, khu vực và quốc tế góp phần làm rạng danh truyền thống của một dân tộc có truyền thống ngàn năm văn hiến. Vai trò của học sinh, sinh viên trong nhà trường và trong xã hội tiếp tục được khẳng định. Số học sinh vào Đội, vào Đoàn, số đoàn viên ưu tú được Đảng kết nạp ngày càng tăng. Thông qua nhiều phong trào thi đua như học tập ngoại ngữ, tin học; phong trào“ Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa khoa học kỹ thuật vào cuộc sống...đặc biệt là phong trào “ Học tập, vì ngày mai lập nghiệp,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, học sinh, sinh viên đã có những đóng góp quan trọng và chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực bên cạnh mặt thuận lợi cơ bản cũng có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Nhân loại đang bước vào Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với hàng loạt những đột phá khoa học và tiến bộ công nghệ, dự báo sẽ tạo những biến chuyển sâu sắc và toàn diện trong đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bối cảnh trong nước và quốc tế vừa tạo ra thời cơ thuận lợi, vừa mang đến những khó khăn, thách thức đối với thanh niên và công tác đoàn.(3)
Mang trong mình dòng máu lạc hồng, được Đảng và nhân dân nuôi duỡng, chăm sóc. Học sinh, sinh viên Việt Nam luôn tự hỏi mình đã làm cho Tổ quốc nhất định sẽ không phụ lòng tin của Đảng và Nhân dân. Đó chính là cách tốt nhât để học sinh, sinh viên hôm nay tiếp nối một cách hào hùng truyền thống học sinh, sinh viên 67 năm về trước. Trí Ánh
________
(1) Vị vua đã thoái vị năm 1945
(2) 5 sinh viên gồm: Đỗ Thị Kim Chi, Trần Thị Thăng, Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Văn Nhiên, Trần Văn Tư;
(3) Lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng