Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng các cấp  

Đại đoàn kết toàn dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhưng trước hết và quan trọng nhất là phụ thuộc vào việc phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhận thức rõ ý nghĩa đó, Đại hội XI đã nhấn mạnh: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, cụ thể hóa chủ trương của Đảng bằng những nội dung, nhiệm vụ cụ thể, sát thực, trong đó, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt được Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh cụ thể hóa qua việc xây dựng chương trình hành động thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.   

Để phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, thời gian qua, MTTQ các cấp trong tỉnh tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp, vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động nhằm đưa chủ trương, chính sách của Đảng đi vào cuộc sống.

MTTQ các cấp cùng với hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo đồng thuận của xã hội về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp, nhất là tích cực chủ động tham mưu cấp ủy đảng, xây dựng cơ chế phối hợp thống nhất hành động giữa MTTQ với chính quyền và các tổ chức thành viên, hướng mọi hoạt động về cơ sở chăm lo xây dựng khu dân cư vững mạnh toàn diện, nâng cao chất lượng tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch vững mạnh. Đẩy mạnh các hoạt động giám sát và phản biện xã hội, nhất là những vấn đề bức xúc của Nhân dân ở cơ sở. Tập trung vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động do MTTQ phát động.

Cụ thể, nâng cao chất lượng và triển khai sâu rộng cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" trong hệ thống MTTQ, đồng thời, phối hợp thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững ở từng cộng đồng dân cư. Tập trung triển khai có hiệu quả Đề án giảm nghèo bền vững. Thực hiện có kết quả Tháng hành động vì người nghèo, các hoạt động hỗ trợ cho người nghèo, gia đình chính sách, người có công nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.

Triển khai sâu rộng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị” do Ủy ban Trung ương UBMTTQ Việt Nam phát động, lồng ghép các chương trình, các cuộc vận động đảm bảo mọi nguồn lực tập trung hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở các xã điểm gắn với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, đảm bảo an ninh trật tự ở từng thôn xóm, nhân rộng các mô hình điển hình tốt trong các phong trào ở cơ sở.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, thể hiện lòng yêu nước thông qua việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ công chức, các cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng dân cư, ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Bên cạnh đó, hệ thống MTTQ các cấp đã chú trọng phát huy vai trò của chức sắc tôn giáo trong tập hợp phát huy khối đại đoàn kết, vận động đồng bào theo đạo thực hiện phương châm sống “tốt đời - đẹp đạo”, đóng góp bằng nhiều nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng vững mạnh.

Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động theo hướng phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của MTTQ cùng với cấp ủy, chính quyền và các tổ chức thành viên. Trong đó, chú trọng mở rộng, hướng mạnh về cơ sở và khu dân cư, sát với từng đối tượng, thiết thực, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tập trung triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị”. Hướng dẫn các thôn, tổ dân phố tập trung xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”, huy động các nguồn lực trong cộng đồng tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.          

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc phát huy khối đại đoàn kết đan tộc trong xã hội vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể: hoạt động của MTTQ một số nơi còn hình thức, chưa sát dân. Công tác tuyên truyền giáo dục đoàn viên, hội viên và nhân dân chưa sâu rộng. Tỷ lệ tập hợp quần chúng vào tổ chức còn thấp, nhất là trong doanh nghiệp, vùng đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số. Hiệu quả một số phong trào, hoạt động còn thấp; việc sơ kết, tổng kết, nhân điển hình tiên tiến chưa được quan tâm thực hiện tốt; vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ, các đoàn thể ở một số cơ sở còn mờ nhạt. Công tác phối hợp, điều chỉnh các nội dung, điều kiện triển khai các cuộc vận động chưa hiệu quả; kinh phí tổ chức triển khai các cuộc vận động nhiều nơi chưa được cấp. Cán bộ MTTQ, các đoàn thể ở cơ sở một số nơi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Vì vậy, để phát huy mạnh mẽ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận trong cao trong xã hội, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, trước hết, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với việc xây dựng, phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

MTTQ và các tổ chức thành viên cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, bồi dưỡng và phát huy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân nghĩa, khoan dung và ý thức về sức mạnh đại đoàn kết trong quá trình phát triển đất nước. Đặc biệt, tích cực tuyên truyền, tổ chức học tập các nghị quyết của Đảng gắn với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016, của Bộ Chính trị trong các tầng lớp nhân dân phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên và tự giác của mỗi người. 

Tổ chức có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào của MTTQ và các tổ chức thành viên làm cho đại đoàn kết trở thành động lực, nguồn lực tinh thần và vật chất to lớn của đất nước để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong thời kỳ hội nhập mới hiện nay. Đây là tiền đề bên trong để mỗi người dân hình thành nhu cầu tham gia vào việc xây dựng và phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Tập trung củng cố tổ chức bộ máy cơ quan MTTQ các cấp, đổi mới phương thức hoạt động, bám cơ sở, xây dựng Ban công tác MTTQ thôn, bản, khu phố hoạt động vững mạnh, toàn diện, phối hợp xây dựng tổ nhân dân tự quản ở cộng đồng dân cư hoạt động có hiệu quả. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ MTTQ các cấp theo phong cách “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” gắn với chương trình rèn luyện tư cách người cán bộ MTTQ theo quy chuẩn của Trung ương UBMTTQ Việt Nam.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các tổ chức thành viên như Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định: “Quy định rõ hơn Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. MTTQ nguyện làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, thực hiện sáng tạo, hiệu quả chức năng giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức thành viên. Trần Văn Toàn, Trường Chính trị Lê Duẩn

 

780 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 599
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 599
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87011019