Phát huy hiệu quả các cơ hội, nguồn lực từ cuộc Cách mạng lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng huyện Triệu Phong giàu đẹp, văn minh  

Đó chính là mục tiêu của Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu phong đề ra nhằm cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Vì vậy, huyện Triệu Phong xác định mục tiêu, lộ trình, bước đi phù hợp; tranh thủ, phát huy tối đa các nguồn lực, chủ động nắm bắt các cơ hội nhằm nâng cao năng lực tiếp cận, tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Triệu Phong đã đề ra lộ trình đến năm 2025, hoàn thành việc chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội theo kế hoạch của tỉnh. Xây dựng chính quyền điện tử, tập trung ưu tiên các lĩnh vực trọng điểm như: Y tế, giáo dục, giao thông, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, chính quyền điện tử, Internet băng thông rộng phủ 100% đến các xã. Đến năm 2030, phủ sóng mạng di động 5G, mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp. Hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử; triển khai đồng bộ hệ thống các dịch vụ thiết yếu thông minh để phục vụ người dân như: Điện, nước, ngân hàng, thương mại, điện tử, môi trường, quy hoạch...

Để thực hiện mục tiêu này, Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Phong đã đề ra 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Đó là, đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn xã hội về sự cấp thiết phải chủ động tham gia tích cực và có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn huyện; Xác định nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số mà trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số; Phát huy sự tham gia có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị -xã hội, người dân và doanh nghiệp vào quá trình hoạch định và giám sát thực thi các chính sách có liên quan đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Xây dựng cơ chế hợp tác giữa chính quyền với các doanh nghiệptrong xây dựng và thực thi các chính sách; vận động Nhân dân sử dụng các dịch vụ số, thúc đẩy hình thành xã hội số. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phù hợp với
thực tiễn của huyện để hoàn thiện cơ chế, chính sách, chủ động tham gia chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin thiết yếu phục vụ chuyển đổi số. Triển khai mạnh mẽ các chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo. Triển khai thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực. Mở rộng hợp tác về khoa học, công nghệ với các đối tác, nhất là các đối tác có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến. Tiên phong thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm thống nhất, kết nối liên thông và đồng bộ; Xây dựng cơ sở dữ liệu số của huyện, tạo điều kiện để mọi công dân có thể cập nhật thông tin cần thiết về hoạt động của bộ máy nhà nước. Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu của các ngành, tích hợp vào hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu dùng chung của huyện; Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chuẩn hoá và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp; Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện chuyển đổi số; Hoàn thiện các quy trình, thủ tục hành chính phù hợp với hoạt động của chính quyền số, cắt giảm tối đa giao dịch trực tiếp.  Thủy Phương   

431 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin cơ sở

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 761
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 761
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87030219