Phát huy dân chủ gắn với thực hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí 

Dân chủ không chỉ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Kết quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác thiết lập được quyền lực chính trị của mình, tức là thiết lập được một nền dân chủ mới - nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nền dân chủ đó trở thành điều kiện chính trị tiên quyết, chủ yếu của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác trong sự nghiệp cải tạo triệt để xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội mới - xã hội công sản chủ nghĩa. Do đó, xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng chính là quá trình dân chủ hóa sâu rộng đời sống xã hội.

Theo Hồ Chí Minh dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ, Người chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”, và Người yêu cầu: “Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận của nhân dân”, có nghĩa ở đây là nói đến địa vị của nhân dân và trách nhiệm của nhân dân, quyền lực thuộc về nhân dân và quyền lực của nhân dân là tối cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định, dân chủ là “chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn”.

Thấm nhuần tư tưởng của Người về thực hành dân chủ 91 năm qua, Đảng ta luôn biết coi trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân nên đã lãnh đạo nhân dân ta, dân tộc ta, đất nước giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đặc biệt là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc thống nhất đất nước và thực hành thành công công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, phát triển ở một tầm cao mới.

Ngày nay, khi đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đạ hóa đất nước, phát triển kinh tế thị trường, nhất là trong những năm gần đây việc chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí được đẩy mạnh đi đôi với dân chủ ngày càng được phát huy. Việc phát huy dân chủ gắn với thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Muốn thực hành tiết kiệm thì phải phát huy dân chủ, vì phát huy dân chủ mới lắng nghe, tập hợp được các ý kiến đóng góp của nhiều người với nhiều góc độ khác nhau thì mới hiểu đúng người, đúng việc mà huy động các nguồn lực sử dụng cho phù hợp; phát huy dân chủ chống quan liêu, lãng phí không tạo ra kẽ hở sẽ chống được quan liêu, lãng phí, tham nhũng. Do vậy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn đi liền với đấu tranh chống tham ô, tham nhũng. Không thể thực hành tiết kiệm, khi không chống được chống tham ô, tham nhũng. Ngược lại, không thể chống được tham ô, tham nhũng nếu không thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hai cuộc đấu tranh này luôn song hành cùng nhau và điều kiện để thực hiện chúng là phải phát huy dân chủ. Thực hiện được dân chủ là phải thực hiện dân chủ trên nhiều mặt đó là dân chủ trên lĩnh vực kinh tế và chính trị, mới tạo ra được công bằng trên tất cả các lĩnh vực, thực hiện được công bằng thì xã hội mới văn minh.

Vì thế, để thực hiện tốt việc vừa phát huy dân chủ vừa đẩy mạnh phòng chống tham nhũng lãng phí, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức, viên chức ngoài phẩm chất đạo đức thì phải có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, cần phải thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính thì mới có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt mới có chí mông vô tư. Đây là điêu kiện quan trọng để chúng ta hoàn thành được nhiệm vụ được giao nhằm đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời mới xây dựng được một hệ thống chính trị trong đó các tổ chức là của dân, do dân và vì dân, mới đảm bảo được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của nhà nước trong việc xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”.

Bước vào giai đoạn mới của cách mạng, nhất là khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vừa diễn ra thành công tốt đẹp, thì việc đẩy mạnh phát huy dân chủ gắn với chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trở thành vấn đề cấp bách hiện nay. Để thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí đi vào thực tế nhằm tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra, các cấp, các ngành cần chú trọng những giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, cần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng lãng phí. Thực hành tiết kiệm phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nước, của mỗi cơ quan, đơn vị cụ thể. Đảm bảo cho mọi chủ trường, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Thứ hai, cần thực hiện tốt các quy định về công tác nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan đơn vị. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương thì sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu đóng vai trò quan trong cho việc thực hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí. Người đứng đầu mà không gương mẫu về tiết kiệm thì không thể làm gương được cho những anh chị em cùng làm trong cơ quan sẽ gây ra hiện tượng tham nhũng, lãng phí, nội bộ mất đoàn kết.

Thứ ba, phải có cơ chế giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng về tiền bạc, thời gian và các điều kiện vật chất khác trong hoạt động của người cán bộ, công chức. Tức là phải có cơ chế theo dõi và thưởng phạt nghiêm minh đối với từng hoạt động của của người cán bộ, đảng viên. Để xậy dựng được cơ chế đó, bên cạnh đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước phải có sự phối hợp cùng các cấp, các ngành, các thành viên trong cơ quan, đơn vị. Muốn vậy phải thực hành được dân chủ trong nội bộ, cơ quan, đơn vị. Ở đây là thực hành dân chủ thực sự chứ không phải là dân chủ hình thức. Dân chủ thực sự là tạo điều kiện cho mỗi thành viên trong cơ quan, đơn vị được: biết, bàn, làm, kiểm tra và hưởng thụ kết đạt được.

Thứ tư, đổi mới cơ chế quản lý về tài chính. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, biên chế của cơ quan, đơn vị, địa phương mình người thủ trưởng cơ quan, đơn vị xây dựng kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt từ đầu năm. Dự toán kinh phí đã được duyệt không thay đổi, không vì lý do này, lý do khác mà xin thêm kinh phí trừ những việc diễn ra đột xuất mà không thể dự báo trước được và phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. Như vậy, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị trong đó trước hết thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thiết nghĩ, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra mỗi một cán bộ, đảng viên cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, nói đi đôi với làm trong phòng chống tham nhũng, lãng phí có như vậy mọi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước mới đi vào cuộc sống, đem lại hiệu quả, niềm tin của nhân dân mới được củng cố và tăng cường, đất nước mới vững bước đi chủ nghĩa xã hội. Tân Linh

1160 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 849
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 849
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87028614