Phân loại trường sư phạm và hình thành những trung tâm lớn 

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT dự định sẽ phân khúc, phân loại các trường sư phạm. Những trường đạt chuẩn sẽ có đặt hàng đào tạo, bảo đảm đầu ra, sinh viên có thành tích học tập tốt sẽ có những ưu đãi về việc làm.

 

Sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: TTXVN

 

Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), thời gian qua, ngành giáo dục chưa thực hiện quy hoạch lại các trường sư phạm được do chưa ban hành được bộ tiêu chuẩn để đánh giá các trường sư phạm. Và vì thế, chưa kiện toàn hệ thống, tuyển sinh chưa kiểm soát được trình độ đầu vào. Đầu ra vẫn để dư thừa nhiều, dẫn đến có những bức xúc trong dư luận.

Trả lời báo chí, bà Phụng cho rằng đầu tư vào các trường sư phạm là đầu tư cho cả hệ thống giáo dục nên vấn đề nâng cao chất lượng phải được xem trọng. Và vì vậy, trong năm học tới, bên cạnh xây dựng quy chuẩn trường đại học nói chung, cũng sẽ có chuẩn riêng của các trường sư phạm để đánh giá.

Trên cơ sở chuẩn đó, ngành giáo dục tiến hành rà soát lại hệ thống trường sư phạm hiện nay. Trường nào đạt chuẩn sẽ tiếp tục đầu tư, tồn tại. Trường nào chưa đạt chuẩn nhưng ở vị trí trọng yếu thì vẫn phải đầu tư và có thể hợp nhất với trường lớn, chất lượng đã tốt rồi, để lan tỏa chất lượng. Trường nào yếu, chất lượng quá thấp, xã hội không lựa chọn, sẽ phải đóng cửa

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang xây dựng dự thảo đề án quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học và đào tạo giáo viên giai đoạn 2017-2025 tầm nhìn đến 2030.

Đề án sẽ xem xét đánh giá những hạn chế, bất cập liên quan đến mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên, từ đó đề ra giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và giải quyết tình trạng dư thừa cục bộ giáo viên trung học ở một số tỉnh thành phố.

Theo đó, đề án sẽ thúc đây phân tầng, phân loại các trường sư phạm, để tập trung phát triển khoảng 8-10 trung tâm đào tạo giáo viên lớn, có chất lượng trên cơ sở một số trường đại học sư phạm có chất lượng hiện nay.

Các cơ sở đào tạo giáo viên khác sẽ được sắp xếp để trở thành vệ tinh cho các trung tâm đào tạo lớn này.

“Chúng ta phải đánh giá rằng với quy mô dân số như vậy, với nhu cầu học tập như vậy thì nhu cầu sử dụng giáo viên đến đâu. Và nhu cầu giáo viên đến đâu chúng ta đào tạo đến đó chứ không phải thị trường tùy nghi quyết định.

Hiện chỉ tiêu của khối sư phạm chúng tôi cũng đã siết rất nhiều, quản lý chặt chẽ hơn so với các trường khác, không chỉ căn cứ vào năng lực mà còn căn cứ vào nhu cầu. Trong ba năm gần đây thì hầu như mỗi năm đều giảm từ 15-20% chỉ tiêu của toàn hệ thống”, bà Phụng cho biết thêm.

MK (Tổng hợp)

811 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 692
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 692
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76808250