Phải kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng 

(ĐCSVN) - Việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng tại một số cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn bị xem nhẹ và chưa tương xứng với số vụ án, vụ việc tham nhũng được đưa ra xét xử, xử lý thời gian qua...

 

Chiều ngày 5/9, tiếp tục chương trình phiên họp 11, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) năm 2018.

Thiếu các biện pháp bảo đảm hiệu quả việc kê khai, kiểm soát thu nhập của người có chức vụ

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2018, số lượng bản kê khai là rất lớn nhưng chỉ xác minh đối với 44 người/1.136.902 người đã kê khai, việc xác minh chủ yếu phục vụ cho công tác cán bộ, bổ nhiệm (giảm 56,4% so với năm 2017). Kết quả xác minh phát hiện 6 trường hợp vi phạm (tăng 01 trường họp so với năm 2017).

Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN năm 2018 (Ảnh: TH).

Thay mặt nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho hay: Theo phản ánh của báo chí, cử tri cho thấy còn có nhiều trường họp kê khai không trung thực, không kê khai, nhất là nhiều người không kê khai khi được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định nhưng không bị kỷ luật…

Thực trạng việc kê khai tài sản, thu nhập thời gian qua cho thấy, việc tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém, nhiều trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập nhưng không bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, pháp luật hiện hành còn thiếu các biện pháp bảo đảm hiệu quả việc kê khai, nhất là các biện pháp kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nói riêng và của tòan xã hội nói chung.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Thủy, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp đặt vấn đề : Qua xác minh tài sản, thu nhập 44 người, phát hiện 6 người vi phạm. Vậy ngoài ra dự tính còn bao nhiêu  người vi phạm kê khai tài sản?. Đồng thời, đề nghị làm rõ địa chỉ chưa làm tốt công tác PCTN?.

Đồng quan điểm, ĐB Nguyễn Bá Sơn (Chủ tịch Hội Luật gia TP.Đà Nẵng) cũng cho rằng phát hiện 6/44 trường hợp  vi phạm kê khai tài sản, thu nhập thì tỷ lệ khá cao. Vậy có bao nhiêu sai phạm trên tổng số hơn 1 triệu bản kê khai tài sản?. Đề cập đến vụ án “Vũ nhôm” còn rất nhiều tài sản đất đai, ĐB Nguyễn Bá Sơn đặt câu hỏi, vậy tài sản hiện đang ở trong tay ai? Có thu hồi được không?.

ĐB Vũ Trọng Kim, Ủy viên Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng cần có giải pháp cấp bách để thu hồi tài sản trong vụ án này.

ĐB Trương Trọng Nghĩa, Ủy viên Ủy ban Tư pháp đánh giá công tác PCTN thời gian qua đã tạo được lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, PCTN tham nhũng quan trọng là tình trạng tham nhũng được giảm trừ, cán bộ không có điều kiện tham nhũng, đo mức độ hài lòng của người dân, không để xảy ra tham nhũng mới" chữa cháy, chữa bệnh". Đồng thời, “Cần có chiến lược PCTN lâu dài, căn cơ”, ông Nghĩa nói.

Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu còn bị xem nhẹ

Theo Báo cáo của Chính phủ, năm 2018, có 29 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng bị xử lý, giảm 10 người so với năm 2017.

Chỉ ra số vụ việc phát hiện tham nhũng trong năm 2018 tăng, nhưng xử lý người đứng đầu lại giảm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường đánh giá, việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng tại một số cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn bị xem nhẹ và chưa tương xứng với số vụ án, vụ việc tham nhũng được đưa ra xét xử, xử lý thời gian qua.

Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế là do một số cấp ủy, tổ chức đàng, chính quyền, người đứng đầucơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của tình hình tham nhũng ở địa phương, lĩnh vực mình quản lý; chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ PCTN.

ĐB Nguyễn Quang Dũng, Viện trưởng VKSND cấp cao Đà Nẵng cho rằng cần thống kê việc phát hiện xử lý tham nhũng ở địa phương (cấp huyện), để quy trách nhiệm địa phương gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong công tác PCTN, mới có tác dụng căn cơ, lâu dài.

ĐB Bùi Quốc Phòng, thành viên Ủy ban Tư pháp cũng lưu ý, để công tác tham nhũng thành công thì vai trò của người đứng đầu rất quan trọng. Do đó, trong xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, phải kiên quyết, mạnh mẽ hơn.

ĐB Rơ Châm Long, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kontum đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra từ Trung ương đến địa phương thì công tác PCTN sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn…/.

 

 

Thu Hằng

439 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 653
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 653
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88311920