NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ-THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC - Bài 2: Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ 

Ở bài trước, chúng tôi đã đề cập khái niệm nông nghiệp hữu cơ và lợi ích của nông nghiệp hữu cơ. Với phương thức canh tác làm việc với chu trình tự nhiên, bảo toàn và làm phong phú hệ sinh thái nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ sẽ mang lại lợi ích không chỉ đối với sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng mà còn góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền nông nghiệp cho nên Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương và tỉnh ta đã ban hành một số văn bản để chỉ đạo công tác này.

Ngày 29/8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, quy định: Nguyên tắc sản xuất; tiêu chuẩn; vật tư đầu vào sản xuất; chứng nhận sản phẩm; công bố tiêu chuẩn áp dụng, ghi nhãn, lôgô, truy xuất nguồn gốc; kiểm tra, thử nghiệm chất lượng; đặc biệt là chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Theo đó, Chính phủ ưu tiên áp dụng các chính sách đã ban hành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ như: Ưu tiên kinh phí khoa học, khuyến nông để thực hiện đề tài nghiên cứu, dự án khuyến nông, đặc biệt về giống kháng sâu bệnh, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc thú y thảo mộc; cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hưu cơ hoặc vật tư đầu vào thuộc phục vụ cho sản xuất hữu cơ được ưu tiên hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư đối với nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành (Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp; chính sách liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn; chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng cao, nông nghiệp sạch; chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong nuôi trồng, khai thác dược liệu; chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; chính sách hỗ trợ gắn Nhãn xanh Việt Nam, hỗ trợ cơ sở thân thiện với môi trường và một số chính sách khác liên quan…) Cùng với đó, Chính phủ quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ.

Về nội dung, định mức: Hỗ trợ 100% kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ; điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí do cấp có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ một lần 100% chi phí cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ do Tổ chức chứng nhận cấp (kể cả cấp lần đầu hoặc cấp lại); hỗ trợ đào tạo, tập huấn sản xuất hữu cơ  như: Định mức hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ về khuyến nông; hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ theo TCVN, (định mức hỗ trợ chi phí giống kháng sâu bệnh, phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học đối với mô hình trồng trọt; chi phí giống, thức ăn hữu cơ, thuốc thú y được phép sử dụng đối với mô hình chăn nuôi, thủy sản và chi phí nhân rộng mô hình theo quy dịnh của Chính phủ về khuyến nông).

Nguồn kinh phí hỗ trợ của chính sách này: Nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước; lồng ghép các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác đang triển khai thực hiện; nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Đối với tỉnh ta, HĐND tỉnh khóa VII đã ban hành Nghị quyết hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn giai đoạnh 2017-2020, định hướng đến năm 2025, nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế từng vùng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, lao động, nguồn vốn để tổ chức sản xuất: Cây cao su, cà phê chè, hồ tiêu, cây ăn quả đặc sản và dược liệu, lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, gỗ nguyên liệu và hai con: Con bò và con tôm; tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, gia tăng thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, thíc ứng với biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị- xã hội.

Trí Ánh-Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

(Bài 3: Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và Việt Nam)

810 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 950
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 950
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87015367