Nỗ lực của Việt Nam trong phát triển con người 

Chỉ số con người (HDI) giúp đánh giá thành tựu phát triển được toàn diện hơn và đưa con người vào trọng tâm của các chính sách.

Năm 2022, thế giới đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng vì vậy phải nỗ lực rất lớn để giảm thiểu tác động đối với sự phát triển của con người. Mặt khác, quá trình phục hồi sau Covid-19 đã bắt đầu, nhưng ảnh hưởng của đại dịch vẫn đang được “cảm nhận” ở tất cả các khu vực. Chính vì vậy, lần đầu tiên trong lịch sử 32 năm, hai năm liên tiếp chỉ số phát triển con người đã giảm trên toàn cầu. Phát triển con người đã giảm trở lại mức năm 2016, làm đảo ngược nhiều tiến độ hướng tới các Mục tiêu phát triển bền vững. Theo Giám đốc UNDP Achim Steiner, chỉ số này giảm đồng nghĩa rằng loài người giảm tuổi thọ, chất lượng giáo dục giảm. Yếu tố giảm mạnh nhất dẫn tới HDI 2021 tiếp tục giảm là tuổi thọ người dân toàn cầu, từ mức 73 tuổi trong năm 2019 xuống còn 71,4 tuổi trong năm 2021. Ông Steiner đánh giá triển vọng trong năm 2022 không mấy sáng sủa khi những ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine chưa được tính đến trong chỉ số HDI 2021. 

Theo Báo cáo Phát triển con người 2021/2022, tình trạng bất định do nhiều nguyên nhân này dẫn đến cuộc sống của người dân trên toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề. Trong khi một số quốc gia đang bắt đầu đứng vững trở lại, sự phục hồi không đồng đều và từng phần, làm gia tăng thêm bất bình đẳng trong phát triển con người. Mỹ Latinh, Caribe, châu Phi - cận Sahara và Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề. Giám đốc UNDP Achim Steiner cho rằng thế giới đã hứng chịu nhiều thảm họa, chứng kiến nhiều cuộc xung đột trước đây nhưng những gì đang xảy ra là một bước thụt lùi đáng kể về phát triển con người. Báo cáo nhấn mạnh đây chính xác là một bước thụt lùi toàn cầu, ảnh hưởng tới hơn 90% quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị tập trung vào 3 lĩnh vực chính gồm đầu tư cho năng lượng tái tạo, chuẩn bị cho các đại dịch trong tương lai, trang bị các công cụ bảo hiểm để giảm thiểu thiệt hại từ các cú sốc, thúc đẩy sáng tạo để củng cố năng lực ứng phó khủng hoảng trong tương lai.

Đối với nước ta, Giám đốc UNDP Achim Steiner đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam đã đạt được trong phát triển con người trong thời gian qua và những đóng góp của Việt Nam trong xử lý các thách thức toàn cầu được phản ánh trong báo cáo. Theo đó, bất chấp các khó khăn phải đối mặt trong 02 năm qua, Việt Nam đã tăng 2 bậc trong xếp hạng chỉ số HDI (từ vị trí 117 lên vị trí 115), và tiếp tục nằm trong số các nước có chỉ số HDI cao cùng với một số nước như Trung Quốc, Nam Phi, Indonesia và Brazil. Điều này cho thấy sự tiến bộ và ổn định của Chỉ số con người tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chỉ số bất bình đẳng giới (GII) của Việt Nam, đo lường sự sụt giảm phát triển con người do bất bình đẳng giữa nam và nữ, tiếp tục được cải thiện vào năm 2021. GII của Việt Nam là 0,296, xếp hạng 71 trong số 170 quốc gia.

Đánh giá của UNDP cho thấy sự nỗ lực, hiệu quả trong các quyết sách của Việt Nam trong đảm bảo quyền con người và cuộc sống cho người dân. Đây là một cơ sở quan trọng để Việt Nam tiếp tục chuẩn bị cho việc ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Trí Ánh (nguồn Ban Tuyên giáo Trung ương)

638 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 893
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 894
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 89002263