Những thách thức về nâng cao quyền năng giới 

(ĐCSVN) - Hội nghị Đầu mối Giới lần thứ 4 một lần nữa thể hiện sự đóng góp và cam kết ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hướng đến mục tiêu phát triển phụ nữ và bình đẳng giới.

 

Ngày 3/12, tại Hà Nội,  Hội Liên hiệp Phụ nữ  (LHPN) Việt Nam tổ chức Hội nghị Đầu mối Giới lần thứ 4.

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: Hội nghị Đầu mối Giới lần thứ 4 thể hiện sự đóng góp và cam kết ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam hướng đến mục tiêu phát triển phụ nữ và bình đẳng giới.

Các đại biểu tham dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm (ảnh: MC) 

Hội nghị là diễn đàn để các nước thành viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thực hành tốt cũng như những thách thức về nâng cao quyền năng giới, công bằng giới, ứng phó với thảm họa khí hậu, bảo vệ và phát triển trẻ em... Các đầu mối Giới sẽ cùng nhau thảo luận kế hoạch hợp tác trong Chương trình Giới trong thời gian tới, đưa ra các khuyến nghị, đồng thời trao đổi về việc thành lập Mạng lưới đầu mối Giới của Kế hoạch Colombo nhằm hỗ trợ tốt hơn vấn đề giới ở các nước thành viên.

Bên cạnh đó, đây là cơ hội tốt để Hội LHPN Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với đầu mối Giới của các quốc gia thành viên - những tổ chức có cùng chung tôn chỉ mục đích là thúc đẩy tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và cộng đồng thế giới nói chung.

Theo Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Việt Nam sớm ký kết và tham gia các cam kết quốc tế về phụ nữ và bình đẳng giới như Công ước Về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW), Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, Mục tiêu Thiên niên kỷ và hiện nay là Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Việt Nam được đánh giá là quốc gia có hệ thống luật pháp, chính sách tiến bộ về phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về bình đẳng giới, xóa bỏ khoảng cách giới, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục.

Theo Báo cáo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2015 (MDG 2015), Việt Nam đã có được thành công ấn tượng với việc đạt được tất cả các chỉ tiêu của Mục tiêu số 3 về tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hội khóa XIV (2016 - 2021) đạt 26,7%, đưa Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội cao ở khu vực và thế giới. Về chỉ số khoảng cách giới, Việt Nam có một số chỉ số thành phần khá cao như sự tham gia và cơ hội kinh tế của phụ nữ, thứ 33/149 nước (số liệu 2018).

Giám đốc Chương trình Giới, Kế hoạch Colombo Tooba Mayel cho biết: Với chủ đề "Nâng cao Quyền năng Giới, Tính bền vững và Huy động nguồn lực", Hội nghị Đầu mối Giới năm nay tập trung vào tính bền vững kinh tế cho những người thụ hưởng của chương trình cũng như duy trì tính bền vững của các tổ chức, sử dụng tốt nhất các nguồn lực của mình có sẵn tại địa phương, khu vực và quốc tế. Sự tham gia và cam kết của mỗi quốc gia thành viên là rất cần thiết và sẽ góp phần vào chiến lược tổng thể để mở rộng và cải thiện việc trao quyền và lồng ghép giới được thúc đẩy bởi Chương trình Giới của Kế hoạch Colombo.

Hội nghị sẽ nêu bật những kinh nghiệm liên quốc gia, chia sẻ về ảnh hưởng của lập pháp đến các chủ đề: Nâng cao quyền năng giới, bền vững kinh tế và huy động nguồn lực; Phòng chống và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới; Bảo vệ và phát triển trẻ em; Ứng phó với thảm họa khí hậu và sự ảnh hưởng tới phụ nữ và trẻ em cũng như phụ nữ bản địa; Chương trình Giới (CPGAP) sẽ giới thiệu các sáng kiến mới, bao gồm các chương trình mới ở nhiều nước trong năm nay, bao gồm cả Việt Nam./.

 

 
Minh Châu
341 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 844
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 844
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87144561