Những phụ nữ Việt Nam nỗ lực dọn dẹp bom mìn thời chiến 

(news.zing.vn)- Các thành viên nữ của đội rà phá bom mìn ở Quảng Trị thực hiện công việc nguy hiểm hàng ngày với mong muốn tạo ra vùng đất an toàn hơn cho chính người thân của họ.

Dò dẫm quanh cánh đồng rải bom thời chiến tranh Việt Nam, Ngoc dẫn đầu đội rà phá bom mìn toàn nữ. Họ có nhiệm vụ dọn dẹp bom mìn chưa nổ, thứ đã giết chết hàng chục nghìn người, bao gồm cả chú của Ngoc.

"Chú tôi chết trong một vụ nổ. Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức về ông", Le Thi Bich Ngoc nói với AFP khi cô giám sát vụ nổ có kiểm soát bom chùm được tìm thấy tại địa điểm phong tỏa ở trung tâm tỉnh Quảng Trị.

Nhung phu nu Viet Nam no luc don dep bom min thoi chien hinh anh 1 bom_min_1.jpg

Hơn 6,1 triệu ha đất ở Việt Nam vẫn rải rác những quả đạn chưa nổ. Ảnh: AFP.

Hơn 6,1 triệu ha đất ở Việt Nam vẫn còn những quả đạn chưa nổ - chủ yếu do máy bay ném bom Mỹ thả xuống - nhiều thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975.

Ít nhất 40.000 người Việt Nam đã chết trong các vụ tai nạn liên quan. Nạn nhân thường là những nông dân vô tình kích hoạt các vụ nổ, người dân thu lượm kim loại phế liệu hoặc trẻ em nhầm bom với đồ chơi.

Là một phần của khu phi quân sự từng chia cắt Bắc và Nam, Quảng Trị là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nhất.

Ngoc nhớ lại da thịt bị cháy của người chú khi ông thiệt mạng bởi một quả bom phát nổ trong khi nhặt rác để lấy kim loại phế liệu.

Trong 20 năm qua, Ngoc là người rà bom của Mines Advisory Group (MAG), tổ chức được Mỹ, Anh và Nhật Bản tài trợ. Người phụ nữ 42 tuổi khai quật hàng chục mảnh vật liệu chưa nổ hàng ngày cùng đồng đội của mình.

Thành viên đội rà bom Tran Thi Hanh nói với AFP rằng chồng cô bị thương vì vụ nổ mìn khi đi làm và cô không muốn điều tương tự xảy ra với người khác.

"Đó là những gì thúc đẩy tôi làm công việc này", cô nói.

Nhung phu nu Viet Nam no luc don dep bom min thoi chien hinh anh 2 bom_min_3.jpg

Quảng Trị là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nhất sau chiến tranh. Ảnh: AFP.

100 năm dọn dẹp

Một khi địa điểm được dọn sạch, đất đai có thể được sử dụng cho nông nghiệp.

"Phá bom, tái trồng trọt, tái xây dựng - chúng tôi đang làm việc vì hòa bình, nền kinh tế của hòa bình", Heidi Kuhn, người sáng lập tổ chức phi chính phủ Roots of Peace, cho biết. Tổ chức này đã giúp 3.000 người trồng tiêu trên các cánh đồng bom mìn cũ.

Việt Nam là nước sản xuất hạt tiêu đen hàng đầu thế giới.

Cựu binh Phan Van Ty, người bị mất cả hai chân, nói rằng việc trồng trọt đã cho ông khởi đầu mới.

Ông bị mất một chân khi chiến đấu trong chiến tranh. Sau chiến tranh, ông bị mất chân còn lại khi kích nổ một quả bom trong khi tìm kiếm kim loại phế liệu trong kho vũ khí cũ của Mỹ.

Vụ nổ in hằn trong ký ức của ông.

"Tôi gặp ác mộng cơ thể mình tan xác trong vụ nổ - sau đó tỉnh dậy và thấy thân người vẫn còn nhưng không còn chân", ông nói, đẩy chiếc xe lăn của mình của những cột dây leo hồ tiêu cao chót vót.

Nhung phu nu Viet Nam no luc don dep bom min thoi chien hinh anh 3 bom_min_2.jpg

Một khi địa điểm được dọn sạch, đất có thể được sử dụng để canh tác - thường là hạt tiêu đen. Ảnh: AFP.

Ba triệu mảnh đạn chưa nổ và đạn chùm vẫn đang bị chôn vùi trong đất Việt Nam.

Mới tháng trước, ông Ty nói rằng ông đã tìm thấy một quả lựu đạn ở sân sau nhà mình.

Theo các quan chức, việc dọn sạch toàn bộ đất nước có thể mất tới 100 năm và tiêu tốn hàng tỷ USD.

Nhưng điều đó đã không ngăn cản Ngoc tiếp tục công việc nguy hiểm, thường được thực hiện bởi đàn ông ở Quảng Trị, nơi phụ nữ thường là thợ may hoặc nông dân.

"Công việc này không phải là về tiền, mà là tạo ra một nơi tốt hơn và đảm bảo vùng đất an toàn hơn", cô nói.

Theo AFP

577 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 987
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 987
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87115965