Những kết quả bước đầu thực hiện Đề án số 01 về “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn thành phố Đông Hà” 

Qua 04 năm triển khai thực hiện Đề án số 01/ĐA-MTTQ, ngày 12/02/2020 của Ủy ban MTTQVN thành phố Đông Hà về “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn thành phố Đông Hà”, đến nay đề án đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Trên cơ sở các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, tỉnh và thành phố về xây dựng nếp sống văn hóa mới, nhất là Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị khóaVIII về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã tổ chức quán triệt, tuyên truyền và chỉ đạo, hướng dẫn các phường, quán triệt đến tận 62/62 Ban công tác Mặt trận khu dân cư và Nhân dân, xem đây là một trong những tiêu chí bình xét gia đình văn hoá, tổ dân phố, cơ quan văn hoá, phường văn minh… Các tổ chức cơ sở sở Đảng đã nghiên cứu đưa việc thực hiện đề án vào các nghị quyết, chương trình chỉ đạo hoạt động của chi bộ khu phố.

Qua 04 năm triển khai thực hiện Đề án có 1.001/1.261 đám tang thực hiện tốt các chỉ tiêu, đạt tỷ lệ 79,4%. Ước tính tiết kiệm được hơn 12 tỷ đồng cho Nhân dân. Điển hình có Phường 3, phường Đông Lễ, Phường 1, phường Đông Giang, Phường 5 triển khai có hiệu quả Đề án. Trong đó, kết quả trên các chỉ tiêu, nội dung vận động cụ thể như sau:  Tiêu chí 1: Vận động gia đình có người qua đời tổ chức nhập quan trong vòng 10 tiếng đồng hồ và chôn cất trong thời gian không quá 48 tiếng kể từ khi từ trần. Khi có người qua đời, gia đình, người thân phải báo cáo với khu phố và UBND phường, đồng thời làm thủ tục khai tử trong thời gian 15 ngày; phải tuân theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, pháp luật về môi trường, y tế. Trường hợp người qua đời vì dịch bệnh, gia đình phải tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của cơ quan y tế, không được để quá 24 tiếng, người qua đời đột ngột không rõ nguyên nhân hoặc có dấu hiệu tội phạm phải được cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật trước khi khâm liệm: Có 811/1.261 đám tang thực hiện tốt. Tiêu chí 2: Vận động gia đình không thuê đội nhạc cụ tang lễ, nên dùng băng, dĩa nhạc tang để phát; không mở âm lượng quá to; không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm. Trường hợp người qua đời theo một tôn giáo, trong lễ tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo đó: Có 820/1.261 đám tang thực hiện tốt. Tiêu chí 3: Vận động không rải tiền Việt Nam, tiền âm phủ, vàng mã trên đường đưa tang. Lễ tang phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình có người qua đời. Bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín, giảm các lễ cúng rườm rà. Tổ chức ăn uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, thân tộc và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; nghiêm túc thực hiện những quy định trong hương ước, quy ước của làng, khu phố. Có 718/1.261 đám tang thực hiện tốt. Tiêu chí 4: Tổ chức an táng đúng nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố đã được quy hoạch theo Đề án “Quy hoạch, xây dựng, quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Đông Hà đến năm 2030”:

Trong bối cảnh tình hình cả nước, tỉnh và thành phố đối mặt với những khó khăn, phức tạp khó lường do dịch bệnh Covid-19 gây ra thì việc triển khai thực hiện Đề án là một trong những giải pháp phù hợp. Từng bước loại bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín, giảm các lễ cúng rườm rà; đa số các tang gia không thuê đội nhạc cụ trống, kèn, chỉ dùng nhạc tang do Ban công tác Mặt trận khu phố cung cấp, không phát nhạc tang quá to, không mở nhạc trước 6h sáng và sau 22h đêm. Việc đưa tang đã tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn công cộng; hạn chế được việc rải vàng mã, tiền âm phủ, tiền Việt Nam trên đường an táng; vận động Nhân dân thực hiện tốt việc chôn cất người chết theo đúng quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa tại các phường.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đề án vẫn có nhiều khó khăn như: Một số gia đình là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn tổ chức đám tang linh đình, phô trương và để nhiều ngày, vẫn còn thuê đội nhạc hiếu cúng tế, vẫn còn tồn tại thủ tục rườm rà, lạc hậu; Trong đám tang có nhiều nghi lễ cúng bái sử dụng nhiều nhạc điệu khác nhau nên các trưởng họ và Ban điều hành làng chưa có sự thống nhất cao do chưa phù hợp với lễ nghi đã tồn tại lâu đời của làng truyền thống;  Việc thực hiện Đề án đã làm thay đổi phong tục tập quán và nếp sống của một số địa phương, giảm thu nhập đối với những người làm nghề thổi nhạc hiếu truyền thống nên còn có phản ứng và nhiều tâm tư.

Qua 04 năm triển khai thực hiện đã khẳng định là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với chủ trương chỉ đạo của Đảng, các quy định của pháp luật và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của trên địa bàn thành phố Đông Hà. Đã tạo sự chuyển biến quan trọng trong tư duy và hành động của đại đa số Nhân dân trong tổ chức việc tang ngày càng tự giác, văn minh, đáp ứng tốt xu thế phát triển của thời đại. Thông qua thực hiện Đề án đã giúp Nhân dân thực hành tiết kiệm đáng kể kinh phí cho việc tổ chức việc tang, nhất là đối với những gia đình nghèo, neo người, gia đình khó khăn về kinh tế, tạo nét đẹp trong đời sống văn hóa trên địa bàn thành phố Đông Hà./. Nguyễn Phong

557 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin cơ sở

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 831
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 831
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 86996216