Những câu hỏi quanh “cửa hàng Lào, Thái” 

Vấn nạn buôn lậu có liên quan gì đến hàng trăm cửa hàng gắn bảng “Lào, Thái" tràn lan dọc trục Quốc lộ 1A, qua địa bàn một số xã của huyện Cam Lộ, Gio Linh, tỉnh Quảng Trị?

Nằm trong vùng hành lang kinh tế Đông - Tây, Quảng Trị là nơi “đón” một lượng rất lớn hàng Thái Lan, Lào qua cửa khẩu Lao Bảo rồi tỏa đi khắp nơi. “Cơn sốt” buôn hàng ngoại dấy lên cách đây chục năm, nhất là dọc trục Quốc lộ 1A qua địa bàn các xã Cam An, Cam Thanh (huyện Cam Lộ) Gio Quang, Thị trấn Gio Linh (huyện Gio Linh).

Mục sở thị hàng Lào, Thái

Trong vai người mua hàng, phóng viên vào một cửa hàng khá lớn gần ngã tư Sòng thuộc địa phận huyện Cam Lộ, dạo quanh một vòng, những mặt hàng Thái Lan chủ yếu tập trung vào nhóm mỹ phẩm, dầu gội đầu, nước xả vải.

Khi đặt vấn đề mua chai sữa tắm và vặn vẹo xuất xứ nguồn gốc, bà chủ cửa hàng thiệt tình “thật sự cũng không biết bên trong là hàng Thái, Lào hay hàng Trung Quốc sản xuất tại Lào rồi tuồn về Việt Nam!” Mặc dù nhãn mác, hướng dẫn sử dụng và thành phần sản phẩm toàn chữ Thái Lan.

Nguồn hàng ở đây được gom về từ những đợt bán đấu giá, hàng bán nguyên lô rồi chia nhau (do lực lượng chức năng thu hồi sau khi hàng bị vô thừa nhận, do có nguồn gốc không rõ ràng?) và được mua ở một số nơi! - theo lời bà chủ.

Sau vài câu hỏi, chủ cửa hàng hình như phát hiện điều gì đó nên “đuổi khéo” phóng viên, lấy lý do bận công việc phải đóng của hàng. Song, gần 2 tiếng sau quay lại cửa hàng vẫn mở!

Một cửa hàng bán hàng Lào Thái

Một cửa hàng bán hàng Lào Thái

Tiếp tục đến cửa hàng cách đó mấy căn nhà, lại gặp một bà chủ có thái độ ngờ vực, rất kiệm lời. Tại đây, phóng viên phát hiện một nhãn hàng sữa tắm có tên “Lux”, dung tích 500ml, hai chai đóng vào túi ni lon phủ đầy bụi để dưới góc kệ ở chỗ khuất.

Khi đặt vấn đề mua và hỏi nguồn gốc, bà chủ chắc nịch đây là hàng Thái chính hiệu, nhưng quan sát bằng mắt sản phẩm không có mã vạch, trên thân chai bị khuyết một ô hình chữ nhật (nơi thường ghi mã vạch để biết nguồn gốc xuất xứ). 

Sản phẩm được quảng bá là hàng Thái nhưng không có mã vạch

Sản phẩm được quảng bá là hàng Thái nhưng không có mã vạch

Tiếp tục đến một cửa hàng khác trên Quốc lộ 1A cách đó hơn cây số, hai nữ nhân viên nhiệt tình giới thiệu từng sản phẩm, liên tục khẳng định “kệ hàng này toàn đồ Thái”.

Tranh thủ cơ hội hiếm hoi, phóng viên ghi lại mã vạch một vài mẫu sản phẩm trên chiếc kệ được giới thiệu “toàn đồ Thái” đó là những dãy số bắt đầu bằng: 490; 955; 899..., trong khi mã vạch Thái Lan bắt đầu bằng 855!

Qua vài cửa hàng, có một điều trùng hợp là những người chủ dều không muốn khách hàng hỏi nhiều về xuất xứ nguồn gốc sản phẩm, họ thường trả lời với thái dộ e dè và luôn có một kiểu trả lời giống nhau: nếu không phải hàng Thái thì đó là Malaysia, Philippines chứ không bao giờ là Trung Quốc; nếu trên sản phẩm có nhiều ngôn ngữ thì họ cho đó là “hàng liên doanh”; giá cả chỉ “hô” một lần duy nhất!

Cửa hàng Lào, Thái” và vấn nạn buôn lậu

Dọc Quốc lộ 1A Từ ngã tư Sòng đến giáp Thị trấn Gio Linh có hơn một trăm cửa hàng bán đồ Lào, Thái. Khách hàng hầu hết là xe du lịch, xe khách, xe tải đường xa - hệ thống khách hàng không thường xuyên.

Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nhiều năm nay nhức nhối tình trạng buôn lậu hàng qua biên giới, từ thuốc lá, pháo, đến mỹ phẩm, đồ gia dụng... chủ yếu qua đường tiểu ngạch dọc biên giới tỉnh Quảng Trị và Xavanakhet (Lào).

So với 33 cục Hải quan tỉnh, thành phố, địa bàn kiểm soát của Hải quan Quảng Trị có tình trạng buôn lậu khá phức tạp. Tính từ cửa khẩu Lao Bảo về đến Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo tầm 30 km, chưa kể khu vực hai bên cánh gà cửa khẩu.

Vậy vấn nạn buôn lậu có liên quan gì đến hàng trăm cửa hàng gắn bảng “Lào, Thái?” đang tràn lan tại khu vực này?

Câu trả lời sẽ có trong kỳ tiếp theo: Cơ quan chức năng nói gì?

1506 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1199
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1199
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87181187