Ông Chính cho rằng, đến năm 2025, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỉ trọng trên 10% GRDP của tỉnh; góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo bước đột phá trong phát triển du lịch giai đoạn tiếp theo. Trong thời gian đó, Quảng Trị sẽ xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch là “Ký ức chiến tranh – Khát vọng hòa bình”; “Cửa ngõ du lịch Hành lang kinh tế Đông – Tây” kết nối, liên kết du lịch “Con đường di sản”, “Con đường Huyền thoại” của khu vực.
Vậy Quảng Trị có những tiềm năng, thế mạnh gì để phát triển du lịch?. Câu trả lời đầu tiên, đó là tài nguyên du lịch lịch sử - cách mạng; tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh; tài nguyên du lịch biển đảo; tài nguyên du lịch thương mại, công vụ và du lịch đường biên; tài nguyên du lịch sinh thái – sông suối và cảnh quan. Những địa điểm du lịch bấy lâu được du khách biết đến ở Quảng Trị, như Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải; Địa đạo Vịnh Mốc; Thành Cổ Quảng Trị; Nhà thờ La Vang; Đảo Cồn Cỏ… thì còn nhiều cảnh đẹp có tiềm năng phát triển du lịch, thu hút du khách còn “ẩn mình”. Dưới đây là một số hình ảnh về những cảnh quan tại Quảng Trị cùng với sự xuất hiện của Đại sứ du lịch tỉnh Quảng Trị Phạm Thị Hiệp:
Thác Chênh Vênh tại xã Hướng Phùng với vẻ đẹp hoang sơ giữa tự nhiên.
Bên dòng Sê Băng Hiêng ở xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.
Hồ Thủy điện Rào Quán tại xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa.
Trên đỉnh đèo Sa Mù của xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa.
Nhà thờ La Vang ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng.
Tượng đài “Khát vọng thống nhất” trên bờ phía nam cầu Hiền Lương, sông Bến Hải.
Khu thương mại Lao Bảo, huyện Hướng Hóa.
Cầu treo Đak Rông trên đường Hồ Chí Minh.
Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo.