NHNN điều hành tỉ giá không chỉ vì mục tiêu xuất khẩu 

(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều hành tỉ giá không vì mục tiêu duy nhất nào mà phải hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành tỉ giá phù hợp cân đối vĩ mô, các diễn biến thị trường tiền tệ ngân hàng.

Đây là khẳng định của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tại cuộc họp báo Chính phủ vừa qua khi giải đáp câu hỏi về vấn đề diễn biến căng thẳng leo thang do chiến tranh thương mại, NHNN làm thế nào để giải bài toán tạo thuận lợi cho xuất khẩu.
 

NHNN điều hành tỉ giá hướng tới mục tiêu tổng thể.

Phó Thống đốc  NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng, NHNN quan sát chặt chẽ những diễn biến giảm giá mạnh của đồng nhân dân tệ (CNY) thời gian qua. Đây là điều đáng lưu ý đối với hoạt động điều hành không chỉ NHNN Việt Nam mà còn gây chú ý với ngân hàng trung ương của nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phân tích, Việt Nam là đối tác thương mại đầu tư của nhiều nước thế giới, nhưng khi điều hành, NHNN không chỉ căn cứ vào diễn biến 1 đồng tiền mà diễn biến nhiều đồng tiền. Kể từ 4/1/2016, NHNN đã chuyển sang điều hành theo cơ chế tỉ giá trung tâm dựa trên các yếu tố diễn biến các đồng tiền của các đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam, bao gồm cả CNY cũng là nằm trong giỏ tính toán xác định tỉ giá trung tâm hằng ngày. Để bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô, điều hành thị trường tiền tệ, NHNN không chỉ căn cứ vào diễn biến tỉ giá trung tâm mà còn nhiều yếu tố khác như lãi suất, thanh khoản… để phối hợp với chính sách tài khoá, điều tiết bảo đảm mục tiêu đề ra. Diễn biến thời gian qua cho đến 1/8, tỉ giá trung tâm của Việt Nam đã tăng 1,1% so với cuối năm 2017, với biên độ cho phép +/-3, tỉ giá liên ngân hàng biến động tăng 2,5% so với cuối năm 2017.
Đây là diễn biến trong tầm kiểm soát NHNN phù hợp diễn biến xu hứng các đồng tiền trên thế giới và khu vực.
“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều hành tỉ giá không vì mục tiêu duy nhất nào mà phải hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành tỉ giá phù hợp cân đối vĩ mô, các diễn biến thị trường tiền tệ ngân hàng”, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định.
Ngày 1/8, tỉ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 22.669 đồng (tỉ giá trần cho các ngân hàng ở mức 23.349 đồng) còn tỉ giá tại sở giao dịch NHNN là 22.700-23.299 đồng (mua vào – bán ra). Tại các ngân hàng thương mại, giá bán USD ngày 1/8 cao nhất đã lên đến 23.345 đồng, chỉ còn cách trần có 4 đồng, giá mua vào cũng lên quanh 23.250 đồng. Ngoài thị trường tự do, giá USD được mua bánh quanh 23.450 đồng.
Theo các chuyên gia, tỉ giá tăng được lý giải bởi nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó chủ yếu do tác động của đồng USD tăng giá trên khắp thế giới, đồng CNY mất giá mạnh và một phần bởi yếu tố tâm lý.
Trên thị trường, giá USD niêm yết tại các ngân hàng đồng loạt tăng theo tỉ giá trung tâm trong khi tỉ giá ngoại tệ này trên thị trường tự do chỉ còn cách ngưỡng 23.500 đồng/USD khoảng 30-40 đồng. Vietcombank niêm yết giá bán USD ở mức 23.300 đồng, tăng 20 đồng so với cuối tuần trước, ở chiều mua vào giá mua cũng được đẩy lên mức 23.220 đồng. Trong khi đó, tỉ giá ngoại tệ này tại Vietinbank hiện là 23.219 - 23.299 đồng/USD (mua vào - bán ra), tăng 19 đồng ở cả 2 chiều mua và bán....
Trước đó, trong đợt can thiệp thị trường ngoại tệ một tuần trước ước tính, NHNN đã bơm vào thị trường khoảng 2 tỷ USD từ 3/7 đến 23/7. Với diễn biến tỉ giá hiện nay các công ty chứng khoán cũng kỳ vọng NHNN có thể sẽ bơm thêm 4-10 tỷ USD để ổn định thị trường ngoại hối nếu cần.
Các chuyên gia cũng đánh giá tỉ giá USD tăng hiện hoàn toàn phù hợp với tình hình đồng ngoại tệ các nước bị giảm giá và vẫn nằm trong tầm kiểm soát của NHNN.

     Huy Thắng
312 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 866
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 866
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87062157