Nhiều hoạt động sẽ vẫn được thực hiện kể cả khi có dịch COVID-19 

(Chinhphu.vn) – Dự thảo hướng dẫn "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" đang được Bộ Y tế xây dựng đề xuất cho phép nhiều hoạt động được thực hiện kể cả khi có dịch.

 

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương: Dự thảo hướng dẫn đã cho phép nhiều hoạt động được thực hiện kể cả khi có dịch.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Bộ Y tế đang xây dựng hướng dẫn "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, hướng dẫn được xây dựng căn cứ trên hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, kinh nghiệm và lộ trình mở cửa của gần 40 nước, thực tiễn và quy định phòng, chống dịch tại Việt Nam; đồng thời tiếp thu ý kiến góp ý của các nhà khoa học, chuyên gia, các bộ, ban, ngành, các địa phương và doanh nghiệp.

Hướng dẫn nhằm mục tiêu, hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc và tử vong do COVID-19; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng người dân; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương: Dự thảo hướng dẫn đã cho phép nhiều hoạt động được thực hiện kể cả khi có dịch.

Thích ứng an toàn có nghĩa là chúng ta không theo đuổi mục tiêu không có ca mắc COVID-19 mà chấp nhận có số ca mắc nhất định trong cộng đồng nhưng phải đảm bảo an toàn tính mạng người dân và tiếp tục các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sinh hoạt của người dân.

Tuy nhiên cần duy trì và tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và điều chỉnh linh hoạt với thực tiễn; các trường hợp mắc trong cộng đồng vẫn cần phải phát hiện sớm, khoanh vùng ở phạm vi hẹp nhất có thể, cách ly, điều trị kịp thời; các trường hợp F1 vẫn cần được cách ly phù hợp để ngăn chặn nguồn lây nhiễm. 

Về phía người dân vẫn cần tuân thủ nguyên tắc 5K.

Nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp này thì việc mở cửa không có kiểm soát sẽ gây ra hệ luỵ rất lớn đối với sức khoẻ và tính mạng của người dân, có nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong.

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, dự thảo hướng dẫn có 5 chỉ số, điều kiện khả thi để triển khai tại cấp xã phường. Trong đó có 3 chỉ số nền (bắt buộc nhằm giảm tỷ lệ tử vong cũng như đảm bảo cho hệ thống y tế có thể sẵn sàng đáp ứng ở mức độ dịch cao nhất) và 2 chỉ số phân loại cấp độ dịch. Căn cứ vào các chỉ số này, để phân loại các cấp độ dịch, gồm 4 cấp: Nguy cơ thấp (bình thường mới); nguy cơ trung bình; nguy cơ cao; nguy cơ rất cao.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương: Hướng dẫn này sẽ là hướng dẫn khung, trên cơ sở đó Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương tự đánh giá cấp độ dịch tại cấp xã hoặc quy mô nhỏ hơn như thôn, xóm, tổ đội, khóm, ấp, từ đó đưa ra các biện pháp tương ứng gồm biện pháp hành chính, biện pháp y tế, cũng như biện pháp đối với cá nhân người dân.

Hiện dự thảo hướng dẫn vẫn đang được tiếp tục lấy ý kiến, Bộ Y tế trên tinh thần tiếp thu hoàn chỉnh sớm trình Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ban hành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ./.

147 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 704
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 704
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88323739