Nhiều điểm nóng về ô nhiễm môi trường 

Sở TN-MT tỉnh Quảng Trị cho biết, địa phương còn rất nhiều điểm nóng, bức xúc về ô nhiễm môi trường như các khu công nghiệp không có hệ thống xử lý, các bãi rác..

Vấn đề đăt ra tại hội nghị "đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự nghiệp bảo vệ môi trường" do Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam tổ chức mới đây.

Bà Dương Thị Phương Anh, Phó giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cho biết, sau hơn 15 năm hoạt động, Quỹ đã cho vay ưu đãi hơn 240 dự án bảo vệ môi trường với tổng số tiền cho vay là hơn 1.800 tỷ đồng, tài trợ các hoạt động bảo vệ môi trường với số tiền hơn 57 tỷ đồng...

môi trường, ô nhiễm môi trường, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam

Rác bủa vây khắp các tuyến đường tại thị trấn Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: Thiện Lương

Các hoạt động này đã mang lại những kết quả tích cực đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng, góp phần nâng cao nhận thức và đẩy mạnh các hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường tại nhiều địa phương trong cả nước.

Đại diện Sở TN-MT tỉnh Quảng Trị cho biết, năm qua tỉnh đã nhận gần 5.000 triệu đồng tài trợ xử lý môi trường sau lũ lụt (hơn 1.600 triệu đồng), xử lý dầu tràn (140 triệu đồng), xử lý cá chết do sự cố ô nhiễm môi trường biển (889 triệu đồng) và hỗ trợ công trình xử lý chất thải rắn trên đảo Cồn Cỏ hơn 2.300 triệu đồng.

Tuy nhiên, địa phương còn rất nhiều điểm nóng, bức xúc về ô nhiễm môi trường như các khu công nghiệp không có hệ thống xử lý, các bãi rác, chợ...nên mong muốn tiếp tục nhận được hỗ trợ của Quỹ.

Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội sắn Việt Nam Nghiêm Minh Tiến đem đến hội nghị trăn trở, các nhà máy chế biến các sản phẩm từ sắn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu xử lý nước thải và bã sắn phát sinh các vấn đề môi trường. Một số nhà máy đã có hệ thống xử lý nhưng hoạt động không hiệu quả, chưa có hệ thống xử lý. Lượng nước thải phát sinh lớn, phần lớn chỉ xử lý sơ bộ bằng các ao hồ sinh học.

môi trường, ô nhiễm môi trường, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam

Núi phế liệu lấn cả diện tích đất trồng rau màu ở phường Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Đoàn Bổng

Ông Tiến nêu thực trạng, lượng vỏ sắn phát sinh nhiều nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý cụ thể và triệt để. Hậu quả môi trường là gây ô nhiễm nước thải, phát sinh mùi. Bã sắn phần lớn còn bã sắn tươi, chưa có nhà máy ép sấy sau khi chế biến...

Nguyên nhân theo ông Tiến, do chưa có quy chuẩn cụ thể, chưa tiếp cận được với những phương pháp xử lý nước thải hiệu quả cho từng vùng sinh thái khác nhau, hạn chế về kiến thức, thiếu vốn đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải. Do đó, các nhà máy chế biến tinh bột sắn rất cần được đầu tư cho việc bảo vệ môi trường trong khâu: Hệ thống sấy bã và Hệ thống xử lý nước thải.

Ông đề nghị Quỹ nên xây dựng kế hoạch trung và dài hạn vốn vay ưu đãi để các doanh nghiệp đầu tư cho việc xử lý môi trường, xây dựng nhà máy ép sấy bã sắn. Phấn đấu đến năm 2020 có trên 80% các nhà máy trong ngành sắn được tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A và có nhà máy thu gom sấy và ép bã cho thức ăn chăn nuôi trong toàn ngành.

1018 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 770
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 770
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76832333