Nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nhiệt điện than 

(Chinhphu.vn) – Tiền thân là đơn vị thành viên của TKV, các nhà máy nhiệt điện than của Tổng Công ty Điện lực TKV với lợi thế về nguồn nhiên liệu và trong bối cảnh nhu cầu về điện ngày càng cao đang là một địa chỉ đầy hứa hẹn với các nhà đầu tư.

Chia sẻ với các nhà đầu tư tại hội thảo “Cơ hội đầu tư vào Tổng Công ty Điện lực TKV (mã CK: DTK)” chiều 26/7, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Than-khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết hiện các nhà đầu tư được tiếp nhận rất nhiều thông tin liên quan đến kế hoạch thoái vốn của Tập đoàn. Theo đó, bám sát chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, TKV đã thông qua định hướng, giải pháp tái cơ cấu thuộc TKV đến năm 2020. Tập đoàn đã lập ra tổ công tác triển khai tái cơ cấu góp vốn của TKV tại các doanh nghiệp.

Cụ thể, TKV sẽ thoái vốn xuống 51% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Địa chất mỏ và Địa chất Việt Bắc. TKV cũng đẩy mạnh thoái vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và hạ tầng và Tổng Công ty Điện lực, Tổng Công ty Khoáng sản với tỉ lệ thoái vốn xuống mức tương ứng lần lượt là 36% và 65%.

Riêng đối với công tác thoái vốn của TKV tại Tổng Công ty Điện lực TKV, lãnh đạo Tập đoàn TKV, khẳng định việc thoái vốn đang được thực hiện theo đúng chủ trương của Chính phủ cho phép với nhiều thuận lợi như phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước; các nhà máy điện của TKV được lợi thế ổn định về nguồn than, nhà máy nằm cạnh mỏ than; lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện đang là ngành có nhiều tiềm năng, nhu cầu ngày càng tăng, được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Lộ trình thoái vốn tại DTK đã được phê duyệt giai đoạn đầu là giảm tỉ lệ sở hữu xuống còn 65%, theo đó tỉ lệ sở hữu cần thoái trong giai đoạn đầu là 34,68%. Với tỉ lệ sở hữu vốn như hiện tại của TKV là 99,68% thì TKV sẽ phải thoái tiếp tương đương 2.358.240 triệu đồng.

Đánh giá về cơ hội đầu tư vào DTK, Đại diện Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho biết, Tổng Công ty Điện lực TKV là đơn vị tiên phong trong đầu tư phát triển nguồn điện cho đất nước và là nhà đầu tư phát triển nguồn điện lớn thứ 3 (sau EVN và PVN) với tổng công suất các nhà máy đạt 1.730 MW. DTK hiện sở hữu và vận hành 7 nhà máy điện (trong đó có 1 nhà máy thủy điện). Hàng năm, DTK sản xuất  lượng điện từ 8.500-9.500 triệu kWh góp phần quan trọng đảm bảo điện cho phát triển kinh tế đất nước.

Mặt khác, DTK có lợi thế về nguồn nhiên liệu trong nước ổn định và liên tục với nguồn than sản xuất tại chỗ, bảo đảm ổn định trong sản xuất, tiết kiệm chi phí vận chuyển, nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị từ khai thác đến sản phẩm điện thương mại.

Về tình hình tài chính, đại diện PSI cũng phân tích cụ thể: “Mặc dù các dự án đầu tư nguồn điện cần có nguồn vốn lớn và phải vay nợ nhiều và vay bằng ngoại tệ. Do vậy, những nằm dầu xây dựng và vận hành các chi phí thường rất lớn. Đến hết quý II/2017, tỉ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn của DTK đang ở mức 74,1% và tiếp tục giảm dần trong các năm tới, hiệu quả kinh doanh sẽ tốt lên cho chi phí tài chính hằng năm giảm nhanh”.

Tuy nhiên, đại diện PSI cũng nhìn nhận khách quan về rủi ro đầu tư với mã chứng khoán DTK do thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường thấp. Hiện tại, cổ đông Nhà nước là TKV vẫn chiếm tỉ trọng đến 99,68% vốn cổ phần. Cổ phiếu tự do giao dịch thấp vì vậy thanh khoản của cổ phiếu DTK trên thị trường còn hạn chế.

Bổ sung thêm, ông Ngô Trí Thịnh, Tổng Giám đốc DTK cho biết, Tổng Công ty chủ yếu vay nợ dài hạn để đầu tư các dự án bằng ngoại tệ. Theo Thông tư 56/2014/BCT của Bộ Công Thương được tính chênh lệch tỉ giá thực hiện vào cơ cấu giá bán điện, tuy nhiên hiện nay chưa được giải quyết thanh toán chênh lệch tỉ giá ngoại tệ trong giá bán điện dẫn đến hàng năm DTK phải chịu chi phí lỗ tỷ giá ngoại tệ khá lớn.

“Mặc dù vậy, Công ty cũng tìm kiếm nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro như tìm kiếm các nguồn vốn nhàn rỗi để trả nợ trước hạn”, ông Thịnh cho biết.

Tổng Công ty Điện lực TKV là Công ty con thuộc TKV hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất điện.

Từ một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, Tổng Công ty được cổ phần hóa và bắt đầu hoạt động dưới hình thưc công ty cổ phần từ ngày 15/1/2016 với tên gọi Tổng Công ty Điện lực TKV - CTCP (mã chứng khoán DTK) với vốn điều lệ 6.800 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu vào thời điểm tháng 7/2017 là 14.000 đồng/cổ phiếu.

Phan Trang

411 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 508
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 508
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88307163