Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý rừng và sử dụng đất trồng rừng tại huyện Cam Lộ 

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”, Ban Thường vụ huyện ủy Cam Lộ đã chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền phổ biến Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Lâm nghiệp và các văn bản thi hành luật bằng nhiều phương thức phù hợp đến từng đối tượng quản lý, sử dụng đất, nhất là đối tượng sử dụng đất lâm nghiệp.

Xác định tiềm năng lợi thế về đất đai, nhất là đất lâm nghiệp, BCH Đảng bộ huyện Cam Lộ đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 15/11/2016 về “nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh của địa phương”, trong đó, chú trọng thâm canh rừng trồng và mở rộng các vùng trang trại nông - lâm kết hợp, tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển theo nội dung của Nghị quyết. Chỉ đạo HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 08/NQ-HĐND, ngày 25/7/2017 thông qua Đề án “Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”; giao cho UBND huyện ban hành Kế hoạch số 49/KH-UBND, ngày 23/7/2018 về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và xây dựng đề án “Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025” và Kế hoạch số 13/KH-UBND, ngày 02/3/2017 của UBND huyện về triển khai thực hiện đề án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Cam Lộ.

 Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo HĐND, UBND huyện, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các xã, thị trấn chủ động xây dựng, triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, dự án về phát triển và bảo vệ rừng, tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng nguyên liệu gỗ lớn theo chứng chỉ FSC; đưa diện tích rừng vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng hàng năm; tiến hành đo đạc, cắm mốc, quy chủ, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bước đầu đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình và người dân, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh, huyện.

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai, quản lý bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến đáng kể. Diện tích rừng và độ che phủ rừng được giữ ổn định 51% - 52% (cao hơn bình quân chung toàn tỉnh 50%); việc sắp xếp quy hoạch chuyển đổi ba loại rừng từng bước phù hợp yêu cầu, nhu cầu thực tiễn của các địa phương có rừng. Công tác giao, nhận đất rừng theo các quyết định của UBND tỉnh về cho huyện quản lý, sử dụng cơ bản được tiến hành nghiêm túc; thực hiện cắm mốc trên thực địa, rà soát quy chủ diện tích đất của các tổ chức bàn giao lại. Huyện đã chỉ đạo các xã có phương án giao đất rừng cho các hộ gia đình sử dụng, góp phần bảo vệ tốt hơn diện tích rừng tự nhiên và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất trồng rừng trên địa bàn toàn huyện. Đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về quy hoạch, kế hoạch, quản lý sử dụng đất rừng và sử dụng đất trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất. Đến nay đã thực hiện giao 100% rừng tự nhiên cho người dân quản lý và bảo vệ. Diện tích rừng tự nhiên được giao cho các hộ dân đã được chăm sóc, bảo vệ tốt hơn rất nhiều, hạn chế tối đa tình trạng khai thác rừng trái phép. Thực hiện đúng quy định việc chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp bền vững gắn với sự phát triển về kinh tế xã hội. Việc thực hiện giao, nhận đất rừng từ các công ty, đơn vị trên địa bàn thực hiện nghiêm túc; kịp thời xây dựng phương án sử dụng đất, tiến hành cân đối diện tích, cấp GCNSD đất cho người dân sản xuất.

 Đến nay, huyện cơ bản đạt các mục tiêu tăng trưởng ngành lâm nghiệp đã đề ra, phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất đạt 130 tỷ/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị gấp 1,5 lần so với năm 2015. Chỉ đạo tổ chức được làng nghề ươm giống cây lâm nghiệp có ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo cung ứng giống chất lượng cao cho 100% diện tích trồng mới hàng năm của huyện; tập trung công tác quy hoạch, chuyển đổi một phần diện tích rừng nơi có điều kiện để hình thành vành đai trang trại sản xuất cây, con đặc sản của địa phương có giá trị kinh tế cao. (HY- tổng hợp)

1088 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin cơ sở

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 934
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 934
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76663135