Nhân dân tham gia ý kiến về thái độ, tác phong khi làm nhiệm vụ của Công an 

(Chinhphu.vn) - Đây là đề xuất của Bộ Công an tại dự thảo Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

 

Ảnh minh họa

Dự thảo nêu rõ nội dung thực hiện dân chủ trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên các mặt công tác: Tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính; đăng ký, cấp biển số xe; chỉ huy, điều khiển giao thông; giải quyết tai nạn giao thông. 

 

Dự thảo cũng đề xuất về những việc phải công khai trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính, phải công khai: Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính; các trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính; tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ thư điện tử của cơ quan Công an có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính; tên, cấp bậc và chức vụ của cán bộ làm nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính.

 

Đối với công tác đăng ký, cấp biển số xe, phải công khai: Văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác đăng ký, cấp biển số xe; tên, địa chỉ, sơ đồ nơi làm việc, lịch làm việc, số điện thoại, số fax, số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ thư điện tử của cơ quan Công an có nhiệm vụ đăng ký, cấp biển số xe; tên, cấp bậc và chức vụ của cán bộ làm nhiệm vụ đăng ký, cấp biển số xe; trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký, cấp biển số xe; lệ phí đăng ký xe; các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đăng ký, cấp biển số xe.

 

Đối với công tác chỉ huy, điều khiển giao thông, phải công khai:  Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân khi làm nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông; thời gian, tuyến đường hạn chế hoặc cấm phương tiện, loại phương tiện giao thông khi có yêu cầu về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia giao thông.

 

 

Nhân dân tham gia ý kiến về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

 

Theo dự thảo, những việc Nhân dân tham gia ý kiến về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông bao gồm: Tham gia ý kiến về chủ trương, biện pháp và sáng kiến góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tham gia ý kiến về lề lối, thái độ, tác phong khi làm nhiệm vụ của Công an nhân dân; đề nghị biểu dương, khen thưởng những gương người tốt, việc tốt; phản ánh, kiến nghị xử lý theo quy định các trường hợp Công an nhân dân thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật khi làm nhiệm vụ.

 

Căn cứ đặc điểm, tính chất và nội dung tham gia ý kiến, các cơ quan, đơn vị, cá nhân áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức tham gia ý kiến sau đây: Thông qua đơn, thư gửi cơ quan Công an; thông qua điện thoại, đường dây nóng, hòm thư góp ý; thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, thôn, xóm); nơi làm việc, học tập…

 

Trách nhiệm tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Nhân dân là: Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tham gia cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông; bảo vệ các công trình giao thông, thiết bị an toàn giao thông; phát hiện, ngăn chặn, tố cáo những trường hợp xâm phạm trật tự, an toàn giao thông; thông báo các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các vụ đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, phạm pháp hình sự làm ảnh hưởng an toàn giao thông.

 

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

 

KL

337 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 884
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 884
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87138201