Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản: Mọi chính sách của Đảng đều không ngừng cải thiện đời sống nhân dân 

(Chinhphu.vn) - Trao đổi với Cổng TTĐT Chính phủ, PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, chia sẻ quan điểm của mình về những quyết sách lớn mà Đại hội XIII của Đảng đề ra.

 

PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Mục tiêu phát triển đồng nhất với ‘bước ngoặt’ của lịch sử dân tộc

PGS.TS. Vũ Văn Phúc nhấn mạnh, Đại hội XIII của Đảng đang diễn ra đã nêu mục tiêu tổng quát trong chủ đề Đại hội là “Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” và mục tiêu cụ thể là đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Như vậy, Đại hội XIII của Đảng không chỉ xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong 5 năm 2021-2025, hay trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, mà còn có tầm nhìn dài hạn, đặt ra mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI, đến năm 2045. Đây là tầm nhìn chiến lược của Đảng, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, có sức tập hợp, đoàn kết, cổ vũ, động viên mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh to lớn của cả dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian khổ, hy sinh để đạt tới tương lai tốt đẹp đó.

Xác định mục tiêu chiến lược phát triển đất nước đến giữa thế kỷ XXI là cơ sở bảo đảm sự kiên định về định hướng phát triển đất nước theo mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đến giữa thế kỷ XXI, đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có thu nhập cao. Đạt được mục tiêu đó, nước ta sẽ vẻ vang sánh vai cùng bè bạn năm châu như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là khát vọng của nhân dân ta, đất nước ta. Đây là tầm nhìn xa, trông rộng và là sứ mệnh lãnh đạo của Đảng đối với đất nước ta trong giai đoạn phát triển mới.

Đổi mới mạnh mẽ tư duy và hành động

Để đạt được mục tiêu cao cả đó, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, trong khi điểm xuất phát đầu năm 2021 của nước ta vẫn là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Định hướng những nhiệm vụ chiến lược, giải pháp chủ yếu cần phải thực hiện quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực, nỗ lực lớn, có hiệu quả… mới đạt được mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có thu nhập cao.

Đó là, phải đổi mới mạnh mẽ tư duy và hành động, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững, toàn diện về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, đối ngoại…, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.

“Bảo đảm trên hết và trước hết lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới; tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế-xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”, PGS.TS. Vũ Văn Phúc nêu rõ.

Đồng thời, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; xây dựng và phát huy tối đa giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam thực sự trở thành nền tảng, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát triển con người toàn diện, tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu, động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước. Phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hoàn thiện thể chế là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước

Đặc biệt, PGS.TS. Vũ Văn Phúc đề cao việc lấy cải cách, hoàn thiện toàn diện, đồng bộ và nâng cao chất lượng thể chể phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước. Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực thi hiệu lực, hiệu quả hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công khai, minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh theo pháp luật. Giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính, nguồn lực trí tuệ… theo cơ chế thị trường.

Theo đó, hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại. Thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành, đồng thời bảo đảm quản lý thống nhất, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Phát triển nhanh, hài hòa, đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực kinh tế, các vùng, các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; phát triển kinh tế nhà nước là chủ đạo, kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

“Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế bảo đảm thực chất, hiệu quả nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên nền tảng của tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm phát triển đất nước nhanh, bền vững. Phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; phát triển mạnh kinh tế biển, kinh tế vùng, lấy các đô thị làm động lực phát triển vùng. Phát triển đô thị, phát triển nông thôn gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”, ông Phúc chia sẻ.

Bên cạnh đó, cần tập trung nâng cao, tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển toàn diện nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục và đào tạo, trọng tâm là hiện đại hóa và thay đổi phương thức giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo đại học, đào tạo nghề nghiệp; chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng toàn diện nguồn nhân lực; có chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học giỏi cả trong và ngoài nước.

Chính sách đặc thù, vượt trội để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Đề cập đến việc hoàn thiện thể chế, cơ chế, PGS.TS. Vũ Văn Phúc cho rằng, cần có chính sách đặc thù, vượt trội thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội, những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá nâng cao về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực mới cho phát triển đất nước theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới.

PGS.TS. Vũ Văn Phúc kiến nghị Đại hội lần này tiếp tục tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội. Ông Vũ Văn Phúc nhấn mạnh đến trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu, các công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, hạ tầng các đô thị lớn, hạ tầng năng lượng, các công trình thích ứng với biến đổi khí hậu, chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, phát triển mạnh hạ tầng số, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dự liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đồng thời, phải quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bền vững, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Mở rộng dân chủ gắn với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, thực hiện tốt an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số.

“Mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của nhân dân”, ông Vũ Văn Phúc nêu rõ.

Bảo vệ đất nước ‘từ sớm, từ xa’ 

Thực hiện đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước; nâng cao không ngừng uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam. Phát huy cao độ nội lực là yếu tố quyết định gắn với tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất.

Trong đó, phải tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa với phương châm bảo vệ đất nước “từ sớm, từ xa”; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những nhân tố bất lợi, nhất là những nhân tố có thể gây đột biến. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, chống phá của các thế lực thù địch…

Đặc biệt, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nhấn mạnh đến mục tiêu “xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị. Tăng cường hơn nữa mối quan hệ mật thiết, máu thịt giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng”.

Đối với công cuộc chống tham nhũng đang được nhân dân ủng hộ hiện nay, thực hiện kiên quyết, kiên trì, liên tục đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Thực sự kiểm soát được quyền lực của người có chức có quyền, nhất là người đứng đầu. Đấu tranh ngăn chặn bằng được tệ quan liêu, “lợi ích nhóm’’, chủ nghĩa cá nhân, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và thực hành tiết kiệm trong toàn Đảng, toàn dân.

Muốn đạt được các mục tiêu to lớn trên, PGS.TS. Vũ Văn Phúc cho rằng, cần hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân; đồng thời tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luật, kỷ cương, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội.

Lê Sơn

240 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1277
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1277
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87149439