Tuyến đường sắt từ ga Hà Nội (ga Hàng Cỏ) do Pháp xây dựng hơn 100 năm trước để chuyên chở hành khách và hàng hóa đi các tỉnh phía Bắc với điểm cuối là Lào Cai. Đoạn đi qua khu vực nội đô có hành lang đường sắt "siêu hẹp" vì nhà dân san sát hai bên.

Tuyến đường sắt qua một số tuyến phố như Phùng Hưng, Trần Phú, Khâm Thiên, Lê Duẩn, đường Giải Phóng… gần đây xuất hiện tình trạng rất đông du khách và một số bạn trẻ truyền tai nhau đến uống cà phê, nước giải khát, ngắm tàu hỏa chạy.

Khung cảnh một quán cà phê ở “xóm đường tàu” gần phố Trần Phú (Hoàn Kiếm - Hà Nội).

Tuy đường tàu chật hẹp, nhiều chỗ từ tâm đường sắt đến nhà dân chỉ chưa đầy 1,5 m (quy định tiêu chuẩn là 6m) nhưng nhiều hộ dân ở đây đã tận dụng đường tàu để bày bàn, ghế bán hàng vào buổi trưa và chiều.

Theo một số người dân ở “xóm đường tàu”, vì thuộc giờ tàu chạy qua đây tầm 15h - 21h hàng ngày nên các hộ dân rất bình thản sinh hoạt, buôn bán ngay trên đường ray.

Không khó để gặp cảnh bán hàng như thế này.

Hay những hình thức giới thiệu kinh doanh của chủ cửa hàng ở đây.

Tình trạng lấn chiếm đường ray tàu hỏa cũng xảy ra tại dọc đường Phùng Hưng, Khâm Thiên, Lê Duẩn, đường Giải Phóng (quận Đống Đa)... Tại đây, người dân vô tư sinh hoạt, để vật dụng, đồ đạc vào đường ray, để xe máy sát vào mép đường tàu rất nguy hiểm.

Dù không được phép và rất nguy hiểm, nhưng hàng ngày rất đông du khách, trong đó có nhiều du khách nước ngoài vẫn đổ về đây để thỏa mãn tính hiếu kỳ.

Trong số các du khách nước ngoài, không ít người có những hành vi phản cảm...

…hay vi phạm quy định an toàn đường sắt, rất nguy hiểm.

Trước tình trạng trên, ngoài việc tuyên truyền, vận động người dân không lấn chiếm hành lang đường sắt, cơ quan chức năng cần có những giải pháp hữu hiệu để xử lý vi phạm, phòng ngừa tai nạn giao thông.

 
N Phương