Ảnh minh họa (Nguồn:vov)

Về tình hình lũ trên các sông ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi và Bình Định: Mực nước lúc 01 giờ ngày 13/12 trên các sông như sau: sông Bồ tại Phú Ốc 2,77m, dưới báo động 2 là 0,23m; sông Hương tại Kim Long 0,86m, dưới báo động 1 là 0,14m; lúc 7h ngày 13/12 sông Vệ tại trạm Sông Vệ 2,69m, trên báo động 1 là 0,19m; sông Kôn tại Thạch Hòa 6,03m, trên báo động 1 là 0,03m. Dự báo, ngày 13/12, mực nước trên sông Vệ tại trạm Sông Vệ dao động ở mức báo động 1 - báo động 2; sông Kôn tại Thạch Hòa ở mức 6,5m, dưới báo động 2 là 0,5m; các sông ở Thừa Thiên - Huế dao động ở mức báo động 1 và trên báo động 1.

Cảnh báo: Từ ngày 13 - 17/12, lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Phú Yên có khả năng lên lại, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ 3-6m, hạ lưu từ 2-4m, đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam ở mức báo động 1 - báo động 2 và trên báo động 2; các sông từ Quảng Ngãi đến Phú Yên ở mức báo động 2 - báo động 3 và trên báo động 3.

Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.

Về tình hình thiệt hại do mưa lũ, theo báo cáo nhanh của các địa phương, tình hình thiệt hại tính đến 07h ngày 13/12/2018 như sau: Người chết: 13 người, tăng 05 người so với báo cáo ngày 11/12, trong đó Quảng Trị: 02 người; Thừa Thiên - Huế: 01 người; Quảng Nam: 04 người, tăng 3 người; Quảng Ngãi: 01 người; Bình Định: 05 người, tăng 02 người. Người mất tích: 01 người ở Quảng Ngãi, giảm 01 người ở Quảng Nam so với báo cáo ngày 11/12 do tìm thấy thi thể. Nhà bị sập: 09 nhà, Quảng Nam: 01 nhà; Quảng Ngãi: 01 nhà; Bình Định: 07 nhà.

Về về nông nghiệp: lúa bị hư hại, ngập: 8.477 ha, trong đó Quảng Ngãi: 305 ha; Bình Định: 8.172 ha; Đà Nẵng: 3,4ha; hoa rau màu bị thiệt hại, ngập: 3.488 ha, trong đó Nghệ An: 519 ha; Quảng Trị: 457 ha; Thừa Thiên - Huế: 36 ha; Đà Nẵng: 175 ha; Quảng Nam: 1.035 ha; Quảng Ngãi: 305 ha; Bình Định: 962 ha; gia súc, gia cầm bị chết và cuốn trôi: 163.473 con, trong đó Quảng Trị: 7.075 con; Đà Nẵng: 1.179 con; Quảng Nam: 14.000 con; Quảng Ngãi: 9.910 con; Bình Định: 131.309 con. Về thủy sản: Diện tích nuôi thủy sản bị ngập, thiệt hại: 834 ha (Nghệ An: 322ha; Quảng Trị: 293 ha; Đà Nẵng: 41 ha; Quảng Nam: 178ha).

Về thủy lợi: 12.007m đê bao, bờ bao bị sạt lở, trong đó Quảng Trị: 1.777m, Thừa Thiên - Huế: 1.337m, Quảng Ngãi: 135m, Bình Định: 8.758m; 111.311m kênh mương bị sạt lở, hư hỏng, trong đó Quảng Trị: 21.250m, Đà Nẵng: 4.830, Quảng Ngãi: 6.300m, Bình Định: 78.900m; 25 đập thủy lợi bị ảnh hưởng, trong đó Quảng Trị: 14, Quảng Ngãi: 08, Bình Định: 03.

Sạt lở bờ biển, bờ sông: 11.225m (Quảng Trị: 2.310m; Thừa Thiên - Huế: 8.100m; Quảng Ngãi: 815m).

Về giao thông: 128.744m đường giao thông địa phương bị hư hại, sạt lở: (Quảng Trị: 60.996m; Đà Nẵng: 205; Quảng Ngãi: 12.201m; Bình Định: 52.300m; Nghệ An: 50m).

Để ứng phó với thiên tai, các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc khắc phục hậu quả, chủ động ứng phó diễn biến mưa lũ tiếp theo. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai thường xuyên liên lạc nắm bắt thông tin về công tác thống kê thiệt hại, khắc phục hậu quả và triển khai ứng phó ở các địa phương.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí thường xuyên đưa tin về tình hình mưa, lũ, ngập úng, sạt lở đất để người dân để chủ động phòng tránh.

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia thường xuyên cung cấp các bản tin không khí lạnh tăng cường, tin cảnh báo mưa lớn, lũ trên các sông ở Trung Bộ phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó.

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng, Bình Định đã có công điện, báo cáo về việc ứng phó với mưa lũ, tình hình thiệt hại tại địa phương./.

 

Đặng Hiếu