Nguồn vốn đầu tư lĩnh vực ưu tiên 

Ông Hồ Sỹ Trọng, Giám đốc NHNN chi nhánh Quảng Trị chia sẻ: Với một tỉnh nghèo như Quảng Trị, việc huy động đồng vốn đã khó, việc làm cho đồng vốn sinh lời lại càng khó hơn. Thế nên phải biết đầu tư cho các lĩnh vực ưu tiên, vừa đảm bảo được nhu cầu phát triển của địa phương, vừa giảm thiểu rủi ro trong tín dụng.

Cùng với việc tập trung công tác huy động vốn, nhằm đảm bảo đáp ứng nguồn vốn cho các nhu cầu trên địa bàn (ước đến 31/12/2017, huy động vốn đạt 18.500 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so cuối năm 2016), thời gian qua, chi nhánh đã chỉ đạo các TCTD ưu tiên nguồn vốn đầu tư các lĩnh vực ưu tiên như: Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh thăm một trang trại trồng mắcca tại Quảng Trị

Một số Chương trình tín dụng mới cũng được triển khai như: Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; xử lý nợ đối với người dân bị thiệt hại do bão gây ra; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi lợn…

Đến cuối quý III/2017, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 6.722 tỷ đồng. Đã có 4 huyện là Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Hướng Hóa triển khai chương trình tín dụng cho vay hỗ trợ lãi suất vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với dư nợ hàng chục tỷ đồng.

Các chi nhánh NHTM trên địa bàn cũng đã ký hợp đồng tín dụng cho vay đối với 109 chủ tàu trong đó đóng mới 1 tàu dịch vụ hậu cần, 23 tàu đóng mới đánh bắt và nâng cấp 85 tàu. Tổng số vốn các ngân hàng cam kết cho vay ngấp nghé 430 tỷ đồng. Đến nay, tổng số tàu đóng mới (32 tàu) và nâng cấp (118 tàu) đủ điều kiện vay vốn theo phê duyệt của UBND tỉnh hầu hết đã được các chi nhánh NHTM tiếp cận.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ngành Ngân hàng Quảng Trị đẩy mạnh thực hiện Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Thực hiện ưu tiên nguồn vốn để cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực: Nông nghiệp nông thôn, DNNVV, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khởi sự doanh nghiệp; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn nhưng khó khăn tạm thời về tài chính như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay mới khôi phục sản xuất, kinh doanh…

Từ đầu năm đến nay, các chi nhánh NHTM đã tổ chức 28 hội nghị đối thoại với doanh nghiệp; thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, gặp gỡ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp trong vay vốn. Đến ngày 30/9/2017 dư nợ cho vay các doanh nghiệp đạt 9.562 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 39%/tổng dư nợ cho vay trên địa bàn.

Bên cạnh đó, tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội cũng được mở rộng. Các giải pháp mở rộng tín dụng, đi đôi với việc kiểm soát chất lượng tín dụng, các TCTD tiếp tục triển khai các phương án cơ cấu lại, thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động.

Để triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng, chi nhánh NHNN tỉnh và các chi nhánh NHTM trên địa bàn tiếp tục rà soát, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhằm đơn giản hóa các thủ tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác xử lý nợ xấu; mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu vốn hợp lý cho nền kinh tế. Ước đến 31/12/2017, tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đạt 26.250 tỷ đồng, tăng 21% so cuối năm 2016, nợ xấu chiếm tỷ trọng dưới 1%.

Nói về định hướng của ngành Ngân hàng trên địa bàn cho năm 2018, Giám đốc NHNN chi nhánh Quảng Trị cho biết, bám sát các định hướng, chủ trương chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và của tỉnh, cùng với việc tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân, ngành Ngân hàng Quảng Trị tập trung công tác huy động vốn, nhằm đảm bảo đáp ứng nguồn vốn cho các nhu cầu trên địa bàn.

Cơ bản ổn định lãi suất cho vay; thực hiện ưu tiên nguồn vốn để cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên. Làm tốt Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, cho vay phục vụ phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm cho người lao động.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng. Thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng, với việc kiểm soát chất lượng tín dụng. Các TCTD tiếp tục triển khai các phương án cơ cấu lại, thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động.

Bài và ảnh Trần Trung

659 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 886
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 886
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87228684